Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng CNTT cho độ

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 142)

CNTT cho đội ngũ giáo viên, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao hiệu quả QL ứng dụng CNTT ở trường THPT. Hình thành ở đội ngũ giáo viên những kỹ năng và thói quen thực hành ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng trường THPT phải thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn; - Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng CNTT của giáo viên. a). Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn

HT chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của tổ. Kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn phải thể hiện sự cụ thể hoá kế hoạch chung của nhà trường. Kế hoạch đó phải phù hợp với tình hình thực tế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt trình độ và kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học, những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của mỗi GV và của tổ chuyên môn; chất lượng, ý thức và khả năng học tập có kết hợp sử dụng CNTT của HS; điều kiện về TBDH (ở trường và ở nhà) để thực hiện ứng dụng CNTT; tình hình hoạt động chuyên môn của tổ trong các năm học trước đây. Căn cứ vào chỉ thị, nhiệm vụ mỗi năm học của cấp trên, căn cứ vào tình hình thực tế ở trong và ngoài nhà trường để xác định các nội dung:

142 tổ chuyên môn, của từng cá nhân;

. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong học tập của HS toàn trường đối với bộ môn, ở từng khối lớp, từ đó có cơ sở xác định mục tiêu của mỗi lớp, mỗi HS;

. Mục tiêu trang bị, sử dụng và bảo quản hệ thống TBDH của bộ môn, mục tiêu về số các phần mềm, số hồ sơ bài giảng điện tử sẽ biên soạn.

Dựa trên những căn cứ này, HT chỉ đạo và tổ chức cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thực hành ứng dụng CNTT trong từng thời gian: tuần, tháng, học kỳ, năm học (trên cơ sở kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường).

Các nội dung cụ thể HT cần tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn là:

- Xây dựng các quy định mang tính chế tài và phân cấp QL cho tổ chuyên môn, để QL có hiệu quả nền nếp và chất lượng các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường.

- Xây dựng (có thể mua) phần mềm quản lý giáo viên, đặc biệt phần mềm QL thời khóa biểu;

- HT phải chỉ đạo nội dung cụ thể sinh hoạt tổ chuyên môn, giảm nội dung mang tính hành chính, tăng nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn theo đúng quy định về thời gian và chất lượng.

- Tăng cường đầu tư tài chính cho các hoạt động dạy học, đặc biệt tạo mọi điều kiện để nâng cấp TBDH về CNTT.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng tất cả các khâu trong quy trình hoạt động: xác định những yêu cầu đổi mới, bàn bạc, xây dựng thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới, lần lượt cử GV dạy thử nghiệm và tập thể dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, so sánh với bài dạy trước đó để thấy mặt tiến bộ và hạn chế.

- Chỉ đạo điểm những giờ dạy HS phương pháp học tập, chú trọng hướng dẫn HS tự học trên lớp và ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV theo định hướng yêu cầu HS về nhà làm việc tích cực với CNTT, cá nhân hoặc theo nhóm.

143

- Tổ chức học tập, nghiên cứu, cải tiến cách thức kiểm tra kết quả học tập của HS theo định hướng đổi mới: sử dụng hợp lý hai hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan nhờ ứng dụng CNTT.

- Đổi mới hoạt động của thư viện và phòng học bộ môn, chú trọng chỉ đạo việc viết và khai thác các phần mềm dạy học, các thí nghiệm ảo, phối hợp các thí nghiệm ảo với các thí nghiệm thật, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, phục vụ có hiệu quả cho quá trình đổi mới PPDH. Xây dựng thói quen đọc sách và nghiên cứu các tài liệu sách báo điện tử cho đội ngũ GV và HS trong thư viện của nhà trường.

- Tổ chức các đợt thao giảng, hội thi GV dạy giỏi các cấp theo tinh thần ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp, thường xuyên mời các GV giỏi trong cụm hoặc các chuyên gia về dự giờ trao đổi.

- Tổ chức cho GV tham quan, học tập các đơn vị tổ, trường có phong trào ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý đạt chất lượng tốt và có hiệu quả ở trong và ngoài địa phương.

b). Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng CNTT của giáo viên Giáo viên là người hiện thực hóa các hoạt động ứng dụng CNTT khi tiến hành các hoạt động thiết kế kế hoạch bài học có UDCNTT ở những mức độ khác nhau, sử dụng các phần mềm dạy học, tổ chức các hoạt động dạy và học của thầy và trò trên lớp, đồng thời cũng là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ở trường THPT. Cách làm có hiệu quả nhất là HT phải tổ chức nhiều hoạt động ứng dụng CNTT ở những mức độ khác nhau để đội ngũ CBQL, GV, học sinh được thực hành đa dạng và thường xuyên.

Hiệu trưởng, TTCM hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong thiết kế kế hoạch bài học, thiết kế bài trình chiếu điện tử, bài giảng điện tử; kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học, trong kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh và đặc biệt kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học với CNTT ở nhà hoặc làm việc theo nhóm. Tổ chức các hoạt động thực hành ứng dụng CNTT theo kế hoạch chung của nhà trường để CBQL, giáo viên thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiên cứu, học tập, thiết kế bài học và thực hành các tiết giảng

144

có ứng dụng CNTT. Chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động ứng dụng CNTT của giáo viên, đặc biệt các hoạt động thực hành ứng dụng CNTT trong thiết kế KHBH, trong giảng dạy trên lớp, kiểm tra đánh giá học sinh và các hoạt động hướng dẫn học sinh học tập với CNTT. Có các hình thức biểu dương, khen thưởng và kể cả những trách phạt đối với các CBQL, giáo viên thực hiện tốt và chưa tốt.

Những hoạt động đổi mới trong thiết kế giáo án dạy học tích cực có UDCNTT và giáo án dạy học tích cực điện tử có thể thực hiện được như sau:

Một là: Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học

Việc xác định mục tiêu bài học cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản:

- Định hướng được mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ HS phải đạt được sau bài học để thực hiện, đồng thời lấy đó làm căn cứ đánh giá kết quả bài học một cách khách quan, tránh tình trạng đánh giá cảm tính đối với một bài học;

- Chú trọng mục tiêu đổi mới phương pháp học tập có ứng dụng CNTT, đặc biệt là phương pháp tự học qua mỗi giờ học, bài học ở lớp cũng như ở nhà với CNTT.

Hai là: Đổi mới cách thiết kế nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học trong môi trường truyền thông điện tử

- Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt động của trò;

- Giáo án phải thực sự là một bản kế hoạch lên lớp trong đó mọi hoạt động đều được tính đến theo một quy trình hợp lý và có sự phối hợp rất chặt chẽ các nguồn lực: người dạy, người học, sách giáo khoa, thiết bị CNTT, phần mềm được sử dụng tích hợp với các thiết bị dạy học khác…;

- Cần dự tính các phương án và cách thức có thể tiến hành để kiểm soát chất lượng làm việc của HS, trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng LAN (nếu thực hiện trên phòng máy nối mạng).

Các yêu cầu cụ thể của giáo án điện tử phải được thể hiện ở cả ba giai đoạn của quá trình lên lớp:

145

- Trước khi lên lớp: Giáo án dạy học tích hợp CNTT phải được chuẩn bị chu đáo, có sự đóng góp ý kiến của tổ, nhóm chuyên môn. Cần phải xem xét tỉ mỉ, đi sâu vào chuyên môn, chất lượng, đặc biệt các nội dung có ứng dụng CNTT đã phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung của tiết giảng chưa. Tránh các trường hợp lạm dụng CNTT hoặc có thể sử dụng CNTT mà giáo viên lại không chuẩn bị.

Quy trình thiết kế một kế hoạch bài học (giáo án) tích hợp CNTT bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho bài giảng: Là việc làm đầu tiên của GV. GV cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, sách GV và các tài liệu liên quan như phân phối chương trình, các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở để xác định được: những yêu cầu, những mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ mà HS cần đạt được qua tiết giảng; trọng tâm của bài; tài liệu tham khảo; xác định và thu thập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng, nhằm bổ sung mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả của tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của HS; chuẩn bị các thiết bị dạy học, các phần mềm dạy học, các bài giảng điện tử đã có ở “kho dữ liệu” hay các trang web hỗ trợ cho bài giảng.

Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy:

Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế bài giảng có sử dụng các ứng dụng của CNTT. Khi thực hiện bước này, người GV phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần có sự hỗ trợ của CNTT để tiết học đạt kết quả cao. Định hướng các bài tập giao cho cá nhân hay nhóm HS về nhà thực hiện.

Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính:

Xử lý, chuyển các dữ liệu nội dung trên thành bài giảng điện tử trên máy vi tính (sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật số: máy ảnh, máy scanner, …). Tuỳ theo nội dung bài giảng để lựa chọn các phần mềm thích hợp. Các phần mềm cơ bản GV thường dùng là PowerPoint, FrontPage, Publisher, Blaza Media Convert; Adobe Premiere 6.0… Ngoài ra, với các môn như Toán, Lý, Hoá, Sinh có thể sử dụng các phần mềm như MathType, Cabri-géomètre, Geometer’s Sketchpad, Flash,

146

Crocodile Physics, Crocodile Chemistry v.v… Nếu GV còn hạn chế về trình độ tin học thì ở bước này cần thêm sự hỗ trợ của những người có trình độ tin học, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với ngôn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được, vì việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính còn phụ thuộc vào thời gian, vào công nghệ và trình độ của người thể hiện. Phải đảm bảo các yêu cầu: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ.

Bước 4: Tổ chức dạy thử và điều chỉnh:

Chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ phần trình chiếu để điều chỉnh những sai sót về kỹ thuật trên máy tính). Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả GV và HS) để có thể điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thể hiện nếu cần thiết trước khi dạy chính thức.

Bước 5: Viết bản hướng dẫn và lưu vào “kho dữ liệu”.

Bản hướng dẫn phải nêu được: kỹ thuật sử dụng (cài đặt thêm các phần mềm cần thiết, cách mở đĩa, mở bài giảng…); ý đồ sư phạm của từng phần bài giảng, được thiết kế trên máy vi tính; phương pháp giảng dạy, việc kết hợp các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có); phần việc của GV, của HS, sự phối hợp giữa GV và HS…

Đúc dĩa CD và đẩy lên trang Web nội bộ nhà trường để lưu vào “kho dữ liệu” cả bài giảng và phần hướng dẫn. Nhập “Sổ theo dõi các phần mềm và bài giảng điện tử” để QL.

- Trong giờ lên lớp: Giáo án dạy học tích cực tích hợp CNTT là căn cứ, là bản thiết kế được hiện thực hóa trong hoạt động của GV và học sinh trên lớp. Đây là lúc giáo án điện tử được kiểm chứng trong thực tiễn trên giờ lên lớp xem hiệu quả tới đâu, ưu, khuyết điểm thế nào, đặc biệt các nội dung ứng dụng CNTT đã phù hợp chưa.

- Sau khi lên lớp: Thực tế giảng dạy trên lớp sẽ là câu trả lời về chất lượng của giáo án điện tử. Do đó sau mỗi buổi học giáo viên cần có sự đánh giá lại để điều chỉnh những thiếu sót, hạn chế, bổ sung những điều mới, những phần mềm, những hiệu ứng CNTT… cần điều chỉnh. Hiệu trưởng cần phải thường xuyên xem xét

147

những phần bổ sung của giáo viên để tiếp tục đánh giá, trao đổi tháo gỡ những vấn đề nảy sinh trong quá trình lên lớp. Qua đó, hiệu trưởng tự tích lũy thêm những kinh nghiệm hay, phù hợp với điều kiện của nhà trường để có thể chỉ đạo sâu sát hơn các hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT.

Ba là: Tăng cường tổ chức cho HS hoạt động với hai hình thức, hoặc làm việc độc lập có ứng dụng CNTT theo nhịp độ phân hóa cá nhân, hoặc làm việc theo nhóm cùng nhau ở trên lớp hoặc ở nhà thông qua Internet; sử dụng triệt để các phiếu hoạt động học tập - bằng giấy in hoặc “phiếu điện tử”; tăng cường giao tiếp thầy - trò kết hợp mở rộng giao tiếp trò – trò thông qua mạng LAN trên lớp hoặc online trên mạng qua Internet.

Bốn là: nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và đề kiểm tra, giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo, chú trọng nhận xét sửa chữa các câu trả lời cho HS, trực tiếp trên giấy kết hợp với trên mạng (LAN hoặc Internet).

Những hoạt động đổi mới trên cần được HT quán triệt đồng bộ đối với tất cả giáo viên, ở tất cả các bộ môn. Tinh thần chung là: trong mỗi tiết học bình thường, HS được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng hơn là được suy nghĩ nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập và quá trình đó được diễn ra trong môi trường có sự tham gia tích cực của CNTT.

Quy trình tổ chức, chỉ đạo QL hoạt động thực hành ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT có thể theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

+ Tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia ứng dụng CNTT trong dạy học;

+ Nghiên cứu và phân tích thực trạng đội ngũ GV và đặc điểm đối tượng HS có quan hệ mật thiết với việc ứng dụng CNTT trong dạy học;

+ Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường dạy học phục vụ cho ứng dụng CNTT trong dạy học;

148

+ Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động;

+ Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi thống nhất về nhận thức và chương trình hành động.

Bước 2: Tổ chức chỉ đạo điểm

+ Tổ chức trao đổi về một kiểu giáo án điện tử mẫu theo tinh thần đổi mới; + Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT;

+ Chọn đối tượng thực nghiệm: người dạy, lớp dạy, tiết dạy, môn dạy;

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)