1.5.2.1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ quản lý và giáo viên
Kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của CBQL và giáo viên có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả ứng dụng và QL ứng dụng CNTT ở trường THPT. Vì vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của CBQL và giáo viên là nhiệm vụ trước tiên người CBQL giáo dục phải thực hiện.
56
những kiến thức cơ bản về CNTT; kỹ năng sử dụng máy tính; kỹ năng khai thác và sử dụng Internet; kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử; kỹ năng thiết kế các bảng biểu trong QL, kỹ năng sử dụng các phần mền QL, phần mềm dạy học; kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các hoạt động dạy học hay QL. Nội dung quản lý công việc này bao gồm:
- CBQL rà soát, kiểm tra, đánh giá nắm chắc trình độ về CNTT cũng như tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học và QL của GV và CBQL;
- Yêu cầu, động viên cán bộ, GV đăng kí kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về CNTT cho bản thân;
- CBQL căn cứ vào mục tiêu đã được xác định để lập kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về CNTT cho tổ bộ môn, CBQL và GV phải được xây dựng vào đầu kỳ nghỉ hè để họ chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng. Giám đốc sở GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THPT cần tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV làm nòng cốt, để triển khai đại trà tại tất cả các trường THPT trong địa phương. Đồng thời đưa CBQL, GV đi bồi dưỡng, tập huấn về tin học, sử dụng phần mềm dạy học, phần mềm QL, sử dụng các thiết bị CNTT do Bộ GD&ĐT, các trường Đại học, các Dự án... tổ chức. Trong kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT, cần phải chỉ rõ đối tượng cần bồi dưỡng, là CBQL hay giáo viên, nội dung bồi dưỡng là gì, những ai là người tổ chức thực hiện, kinh phí cụ thể, thời gian, địa điểm tổ chức các lớp bồi dưỡng…
- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, ra các quy định chặt chẽ tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng. Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để động viên CBQL, GV nghiên cứu, học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng về CNTT. Quan tâm và tạo điều kiện cho CBQL, GV tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT.
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng. Sở GD&ĐT, HT các trường cần có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đã xây dựng. Kể cả các hoạt động thanh tra,
57
kiểm tra, giám sát việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của CBQL và GV.
1.5.2.2. Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của tổ chuyên môn và giáo viên
“Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực” [9]. Bởi vậy, quản lý hoạt động ứng dụng CNTT của giáo viên, HT trường THPT phải quan tâm đến QL hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn. Các hoạt động cụ thể bao gồm: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động ứng dụng CNTT của giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch QL ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên Dựa trên kế hoạch ứng dụng CNTT chung của trường, HT xây dựng kế hoạch QL tổ chuyên môn và giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học. Trước hết, HT hướng dẫn các tổ chuyên môn và mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà giáo. Bản kế hoạch ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên là văn bản pháp lý quy định các hoạt động ứng dụng CNTT cụ thể của mỗi tổ chuyên môn, mỗi giáo viên trong từng năm học, từng học kỳ, chi tiết đến từng tháng, từng tuần và có thể đến từng tiết dạy. Xây dựng những mục tiêu, những quy định cụ thể để thực hiện mục tiêu ứng dụng CNTT trong các hoạt động cụ thể của giáo viên, có thể phải chi tiết đến từng chương, từng bài dạy.
Trong kế hoạch của HT quản lý ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên, phải thể hiện được các nội dung cơ bản như:
+ Cụ thể hóa các chủ trương về UDCNTT ở trường THPT thành những quy định nội bộ của mỗi nhà trường, mỗi tổ, nhóm chuyên môn. Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch UDCNTT ở tổ, nhóm chuyên môn phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường đã đề ra.
+ Thông qua tổ chuyên môn tổ chức cho GV nghiên cứu, học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNTT và UDCNTT trong dạy học, trong QL; nắm vững các mục tiêu chuyên môn, chương trình, sách giáo khoa, các quy định quy chế chuyên môn; chỉ đạo và giám sát GV ở các khâu: UDCNTT để soạn, giảng, xây dựng ngân
58
hàng đề kiểm tra, ra đề kiểm tra, chấm, chữa lỗi các bài kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS của GV một cách thường xuyên, có chất lượng; tổ chức các chuyên đề UDCNTT trong dạy học, trong QL ở tổ, nhóm chuyên môn trong trường THPT.
+ QL nền nếp và chất lượng các hoạt động của tổ chuyên môn, chú trọng đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn: trao đổi giáo án, tìm hiểu những vấn đề khó, thảo luận đổi mới cách thiết kế bài giảng điện tử, trao đổi các tình huống dạy học theo hướng UDCNTT để đổi mới PPDH, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học có UDCNTT. Giảm bớt thời gian “ngồi họp”, tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi trên mạng “forum” của các tổ, nhóm chuyên môn.
+ QL ứng dụng CNTT trong một số hoạt động khác như: . Phân công giảng dạy giáo viên, việc thực hiện chương trình; . UDCNTT trong giảng dạy trên lớp;
. UDCNTT trong soạn giáo án và xây dựng dữ liệu bài giảng điện tử;
. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt các hoạt động bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về CNTT, hoạt động dự giờ thăm lớp, tham gia các chuyên đề, đánh giá giờ dạy;
. Thực hiện các nền nếp chuyên môn giờ giấc, ra vào lớp, việc ghi chép cập nhật hồ sơ sổ sách chuyên môn…
. UDCNTT trong kiểm tra, đánh giá học sinh: xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại HS; QL quá trình tổ chức hướng dẫn HS tự học ở nhà, tự học theo nhóm với CNTT;
. UDCNTT trong đổi mới phương pháp dạy học;
. Thực hiện phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường – gia đình và xã hội trong môi trường có UDCNTT;
+ HT trường THPT trực tiếp hoặc ủy quyền cho phó HT phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên để làm căn cứ pháp lý trong quá trình tổ chức thực hiện, cũng như thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả các hoạt động ứng dụng CNTT đã đề ra.
59 viên
Dựa trên kế hoạch ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên đã được phê duyệt, HT phân bổ các nguồn lực: con người, cơ sở vật chất – thiết bị CNTT, kinh phí, thời gian… để tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện kế hoạch đã đề ra. HT trực tiếp hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách theo dõi, chỉ đạo các hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên đã đề ra trong kế hoạch. Giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn tổ chức thực hiện kế hoạch; quy định về cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong tổ, phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các bộ phận trong trường, đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra. Sau khi phê duyệt kế hoạch, tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch, HT hoặc phó HT được phân công phải thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các tổ chức, các bộ phận và các thành viên trong và ngoài tổ để thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Để thực hiện tốt các nội dung trong kế hoạch QL ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên, người HT phải tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Chỉ đạo tốt quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch UDCNTT trong dạy học (theo quy trình từng bước: chuẩn bị tổ chức chỉ đạo điểm chỉ đạo phát triển đại trà kiểm tra, đánh giá kết quả, rút ra các bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện chu kỳ mới).
b) Tổ chức hoạt động tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm những đơn vị thực hiện UDCNTT trong dạy học có hiệu quả.
c) Tổ chức có định kỳ các kỳ thi tay nghề sư phạm: UDCNTT trong dạy học. d) Đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả bài dạy, chuyển từ chú ý đến nghệ thuật truyền thụ của GV sang chú ý đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động tự lực, khám phá, sáng tạo cho HS; khuyến khích tôn vinh những cá nhân thực hiện tốt, có hiệu quả các hoạt động UDCNTT trong dạy học, thông qua việc xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp và sự tôn vinh về tinh thần, đãi ngộ về vật chất.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên
60
Hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn để kiểm tra, đánh giá các hoạt động ứng dụng CNTT của giáo viên. Dựa trên những quy định chung của Ngành về ứng dụng CNTT ở trường THPT và những yêu cầu của từng bộ môn, dựa trên những điều kiện cụ thể về đặc điểm chung của nhà trường, đặc điểm của từng tổ, nhóm chuyên môn, đặc điểm của học sinh về nhận thức, kiến thức, kỹ năng, cơ sở vật chất thiết bị CNTT phục vụ dạy học và những yêu cầu cụ thể của bộ môn, HT xây dựng chuẩn cụ thể để kiểm tra, đánh gía các hoạt động ứng dụng CNTT của giáo viên.
Việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động ứng dụng CNTT của giáo viên, người HT phải có phương pháp và nghệ thuật. Đối với những giáo viên lớn tuổi, kinh nghiệm sự phạm của họ rất tốt, nhưng kiến thức, kỹ năng về CNTT của họ thường yếu hơn so với các giáo viên trẻ, thì việc đặt ra yêu cầu và quá trình đánh giá các giáo viên này phải có những cách thức riêng, so với các giáo viên trẻ.
Dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn và giáo viên, HT trường THPT có những chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch ứng dụng CNTT của mỗi tổ chuyên môn một cách kịp thời, hợp lý, để hiệu quả ứng dụng CNTT của mỗi giáo viên, mỗi tổ chuyên môn và nhà trường đạt tốt nhất.
1.5.2.3. Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của học sinh
Dựa trên kế hoạch ứng dụng CNTT chung của trường, HT xây dựng kế hoạch QL các hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh, bao gồm các hoạt động ứng dụng CNTT trên lớp và tự học ở nhà với CNTT. Trước hết, HT hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn phải xây dựng kế hoạch QL các hoạt động ứng dụng CNTT ở trên lớp và ở nhà của học sinh. Yêu cầu các GV hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trên lớp và tự học ở nhà, tự học với nhau theo nhóm. Đưa ra những mục tiêu, những nội dung, hình thức, phương tiện, thời gian và địa điểm cụ thể mà học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập với CNTT.
Hiệu trưởng trường THPT tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS bao gồm:
61
Để QL hoạt động UDCNTT trong học tập của HS trên lớp CBQL cần thực hiện những nội dung sau:
. CBQL cùng với GV giáo dục tinh thần, thái độ học tập cũng như động cơ học tập có UDCNTT đúng đắn cho HS.
. Xây dựng quy chế và thực hiện nghiêm quy chế, quy định về nề nếp học tập trên lớp có UDCNTT cho HS.
. Có chính sách động viên, khuyến khích HS học tập có UDCNTT.
. Có biện pháp xử lý nghiêm những sai phạm của HS trong quá trình học tập trên lớp.
. Phối hợp với các lực lượng GD quản lý hoạt động của HS. Cần đề cao vai trò của Đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm, GV bộ môn trong việc QL hoạt động học có UDCNTT của HS ở trên lớp.
b) QL hoạt động tự học có UDCNTT của học sinh ngoài giờ lên lớp.
Tác giả Đặng Quốc Bảo khẳng định “QL nhà trường là phải quan tâm đến người học, giúp người học biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” [15].
QL hoạt động học trên lớp và QL hoạt động tự học có UDCNTT của HS ngoài giờ lên lớp là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể QL để đạt được mục tiêu đặt ra. Hai quá trình này chúng không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau giúp HS học tập tốt hơn. Để QL hoạt động tự học có UDCNTT của HS ngoài giờ lên lớp cần thực hiện những nội dung sau:
. GD và nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc tự học có UDCNTT của HS ngoài giờ lên lớp;
. QL kế hoạch tự học có UDCNTT của HS ngoài giờ lên lớp; . QL nội dung tự học có UDCNTT của HS ngoài giờ lên lớp; . QL phương pháp tự học có UDCNTT của HS ngoài giờ lên lớp;
. QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học có UDCNTT của HS ngoài giờ lên lớp.
Dựa trên kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh, các kế hoạch ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh, HT tổ chức cho GV chủ nhiệm,
62
giáo viên bộ môn kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong học tập ở trên lớp học cũng như ở nhà của các lớp học sinh và từng em học sinh cụ thể. Trên cơ sở đó đánh gá, rút kinh nghiệm và chỉ đạo điều chỉnh những lệch lạc, những hoạt động không hiệu quả trong các hoạt động ứng dụng CNTT của học sinh và của cả nhà trường.
1.5.2.4. Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý trường THPT Quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý ở trường THPT, Giám đốc sở GD&ĐT có trách nhiệm QL các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các thành viên ở cơ quan sở GD&ĐT, QL hiệu trưởng các trường THPT. Hiệu trưởng các trường THPT quản lý các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường. Các công việc cụ thể bao gồm: xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện và thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả.
a. Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý trường THPT
Trong QL ứng dụng CNTT ở trường THPT, dựa trên các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, HT các trường phải cụ thể hóa bằng những kế hoạch chiến lược dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm. Các kế hoạch này, đặc biệt kế hoạch mang tính chiến lược của Sở GD&ĐT phải được UBND tỉnh phê duyệt để đảm bảo cơ sở pháp lý và có đủ các nguồn lực để thực thi ở các trường THPT trong