Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 167)

3.6.3.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng nhóm TN Sở GD&ĐT lập kế hoạch bồi dưỡng (Phụ lục 3).

167

tham gia TN những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả UDCNTT trong QL, trong dạy học ở các trường THPT.

- Đối tượng tham gia bồi dưỡng: CBQL, GV tham gia TN (đã trình bày ở phần chọn mẫu TN).

- Báo cáo viên của đợt bồi dưỡng tập huấn: CBQL, GV đã tham gia các lớp bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức và các GV tin học là thành viên Hội đồng bộ môn tin học của Ngành. (Quyết định 647/QĐ-SGD&ĐT ngày10/2/2012 của Sở GD&ĐT tỉnh BRVT -Phụ lục 3).

- Nội dung bồi dưỡng:

Xác định nội dung là phần rất quan trọng của khoá bồi dưỡng. Vì vậy, Giám đốc Sở GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng, phải dựa vào những yêu cầu của UDCNTT trong QL, trong dạy học ở các trường THPT trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, và phải dựa vào trình độ, năng lực ứng dụng CNTT của CBQL, GV nhóm TN. Các yêu cầu cần đạt được cụ thể như:

. Phù hợp với đối tượng CBQL, GV tham gia bồi dưỡng;

. Đủ kiến thức và các kỹ năng cơ bản về CNTT và UDCNTT để CBQL, GV có thể sử dụng trong QL, trong dạy học ở trường THPT;

. Dành nhiều thời gian bồi dưỡng để các thành viên được thực hành, rèn luyện kỹ năng; giao lưu, trao đổi, chia sẽ những kinh nghiệm, phương pháp học tập, nghiên cứu và ứng dụng;

. Kết quả bồi dưỡng phải được thể hiện ở quá trình tự bồi dưỡng và bồi dưỡng lẫn nhau của những thành viên tham gia.

Dựa vào chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT – chủ trì là phòng CNTT phối hợp phòng Giáo dục trung học và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ ở Sở, tổ chức cho các CBQL, GV tin học trong hội đồng bộ môn của ngành, tổ trưởng chuyên môn và một số GV đã được tham gia tập huấn ở Bộ GD&ĐT, xây dựng chương trình bồi dưỡng sao cho đạt được các yêu cầu trên. Sau đó đưa ra bàn bạc, xin ý kiến của các trường, các thành viên sẽ tham gia khóa bồi dưỡng. Cuối cùng, Giám đốc Sở GD&ĐT phê duyệt và ban hành nội dung của

168 khoá bồi dưỡng.

Nội dung chương trình bồi dưỡng chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về CNTT và UDCNTT cho tất cả các thành viên tham gia TN (60 người: 30 CBQL và 30 GV). Bao gồm: Các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết để sử dụng, khai thác hiệu quả: máy vi tính, Internet, sử dụng E-mail, truy cập các Websites, các phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint, Mindjet MindManager… Các thiết bị như: Máy chiếu, Projector, Scanner, máy quay phim, chụp ảnh, máy chiếu vật thể, bảng tương tác thông minh…

+ Giai đoạn 2: Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cụ thể ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng cụ thể phù hợp với từng đối tượng là CBQL, GV.

. CBQL (30 người): Các phần mềm QL nhân sự PMIS, EMIS, eOffice, các phần mềm quản lý thời khóa biểu, quản lý học sinh, quản lý tài chính, quản lý TBDH, quản lý thư viện…

. Giáo viên (30 người): Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học, đặc biệt các phần mềm sử dụng công nghệ “điện toán đám mây – Cloud”, thiết kế giáo án điện tử, xây dựng bài giảng điện tử E-learning…

- Địa điểm tổ chức: Sở GD&ĐT chọn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (là trường có hệ thống TBDH khá đầy đủ và đồng bộ), bố trí một số phòng có trang bị các thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu khoá bồi dưỡng.

Ngoài ra, ban tổ chức lớp bồi dưỡng tổng hợp các thông tin cá nhân của lớp, bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ e-mail… yêu cầu trong quá trình học tập, báo cáo viên phải giao các bài tập làm việc nhóm, các thành viên khóa bồi dưỡng phải thực hiện theo hình thức E-learning – học tập điện tử.

- Thời gian thực hiện: học kỳ 2 năm học 2011-2012 từ (15/03/2012 đến 15/07/2012)

- Kinh phí: nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng của Sở GD&ĐT và nguồn xã hội hoá của các trường.

169

các trường THPT trong tỉnh. Các trường trong tỉnh và tất cả các CBQL, GV tham gia khóa bồi dưỡng đều vui vẻ, phấn khởi đón nhận dự thảo kế hoạch của Sở GD&ĐT, có một vài ý kiến góp ý nhỏ về nội dung và cách tổ chức, Sở GD&ĐT đã điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch. Giám đốc Sở GD&ĐT ký ban hành kế hoạch bồi dưỡng và triển khai thực hiện từ ngày 01/03/2012.

3.6.3.2. Tổ chức bồi dưỡng

- Giám đốc Sở GD&ĐT phân công 1 Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành khóa bồi dưỡng, giao nhiệm vụ cho phòng CNTT chủ trì, phối hợp phòng Giáo dục trung học và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ ở Sở GD&ĐT triển khai kế hoạch đã được Giám đốc Sở ký ban hành.

- Lập danh sách các báo cáo viên của khóa bồi dưỡng, danh sách các thành viên tham gia khóa bồi dưỡng. Giám đốc Sở ký ban hành quyết định các thành viên là báo cáo viên (giảng viên), các thành viên là những người tham dự lớp bồi dưỡng, có phân công Ban tổ chức lớp bồi dưỡng, phân chia các tổ học tập, cán bộ phụ trách từng lớp, từng nhóm lớp (Phụ lục 3).

- Tổ báo cáo viên xây dựng nội dung, chương trình học tập, rèn luyện cụ thể cho từng lớp, từng tổ, đảm bảo các yêu cầu theo kế hoạch đã đề ra.

- Ban tổ chức lớp bồi dưỡng xây dựng nội quy, quy chế, lịch học tập và rèn luyện cụ thể ở lớp – tập trung, và làm việc theo nhóm theo hình thức trực tuyến E- learning của từng tổ và cả lớp. Phân công người theo dõi, quản lý, chỉ đạo có đánh giá kết quả học tập cụ thể qua từng đợt, từng giai đoạn.

- Bố trí đủ kinh phí theo kế hoạch đã được phê duyệt. Triển khai các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cụ thể của cả lớp và từng cá nhân, có đánh giá, khen chê cụ thể để khuyến khích, động viên, tạo động lực cho các thành viên tham gia khóa bồi dưỡng.

3.6.3.3. Chỉ đạo bồi dưỡng

- Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo phòng CNTT, phòng Giáo dục trung học, các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Ban tổ chức lớp bồi dưỡng, Tổ báo cáo

170

viên, các Tổ học tập trong lớp bồi dưỡng, trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn, dựa trên kế hoạch lớp bồi dưỡng đã được ký ban hành, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của phòng chuyên môn, của ban tổ chức, của trường Lê Qúy Đôn và của các tổ học tập. Phân công 1 Phó Giám đốc phê duyệt các kế hoạch của từng bộ phận đó.

- Chỉ đạo HT các trường THPT theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện để các thành viên tham gia khóa bồi dưỡng hoàn thành nhiệm vụ khóa học, theo mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.

- Chỉ đạo phòng Giáo dục trung học, Hội đồng bộ môn của Ngành, HT các trường tổ chức các hoạt động để các thành viên tham gia các hoạt động UDCNTT trong QL, trong dạy học theo những nội dung đã triển khai trong khóa bồi dưỡng. Đặc biệt tổ chức việc soạn các giáo án điện tử, xây dựng các bài giảng điện tử, các hoạt động E-learning cho GV; tổ chức cho các CBQL thực hành các phần mềm QL đã tập huấn. Đánh giá, xếp loại các sản phẩm của các thành viên tham gia khóa bồi dưỡng…

- Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng chuyên môn Sở xây dựng phiếu đánh giá giờ dạy có UDCNTT, đưa các nội dung triển khai bồi dưỡng vào trong các tiêu chí đánh giá các giờ dạy có UDCNTT (Phụ lục 3). Phối hợp với Ban thi đua khen thưởng xây dựng các tiêu chí UDCNTT trong QL, trong dạy học cụ thể để đánh giá thi đua của từng đơn vị và cá nhân.

3.6.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

- Lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở, Ban tổ chức lớp bồi dưỡng xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của lớp bồi dưỡng trong từng thời gian cụ thể. Đánh giá rút kinh nghiệm, đều chỉnh kế khoạch khi cần thiết.

- Kiểm tra các hoạt động, đánh giá các sản phẩm UDCNTT cụ thể của từng thành viên tham gia cả trên lớp tập trung, khi ở trường trong giảng dạy của GV, trong quản lý của CBQL.

- Dựa trên phiếu đánh giá giờ giảng có UDCNTT đã được xây dựng (Phụ lục 3), các trường học, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở thực hiện nhiệm vụ

171

thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các giáo án điện tử, các bài giảng có UDCNTT. Tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện các tiêu chí cụ thể của phiếu đánh giá giờ giảng, để việc đánh giá phù hợp với thực tiễn dạy học ở các nhà trường THPT trong mỗi giai đoạn ứng dụng CNTT.

- Kiểm tra, đánh giá sản phẩm, các văn bản QL của CBQL tham gia lớp bồi dưỡng, ví dụ như: các bảng biểu thống kê về kết quả học tập của học sinh (theo phần mềm QL học sinh), bảng phân công thời khóa biểu nhờ thực hiện phần mềm xếp thời khóa biểu, bảng lương cán bộ GV nhân viên nhờ phần mềm quản lý tài chính, bảng theo dõi nâng lương, hết tập sự… nhờ sử dụng phần mềm PMIS… Kiểm tra các tài liệu học tập, chia sẽ lẫn nhau của các thành viên trong lớp qua e- mail…

- Thông qua phỏng vấn, trao đổi, dự giờ giảng, xem các tài liệu học tập, các sản phẩm UDCNTT… kiểm tra việc tự kiểm tra, tự đánh giá năng lực UDCNTT của những thành viên tham gia khóa bồi dưỡng. Đây là mục tiêu quan trọng của khóa bồi dưỡng, để đạt được kết quả cao nhất là mỗi thành viên biết cách tự kiểm tra mình và biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)