Phương pháp quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 65)

Theo tác giả Trần Kiểm: “Phương pháp QLGD được hiểu là tổng thể những cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của chủ thể QL đến hệ thống bị QL nhằm đạt mục tiêu QL” [36,tr.60]. Các phương pháp QLGD bắt nguồn từ những nguyên tắc QLGD, do đó chúng tồn tại khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của chủ thể QL. Phương pháp quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT là sự vận dụng cụ thể ba loại phương pháp QLGD chủ yếu gồm:

1.5.2.1. Phương pháp hành chính – pháp luật

Phương pháp hành chính – pháp luật là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể QL đến đối tượng bị QL dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nước. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là sự cưỡng bức đơn phương của chủ thể QL. Quan hệ ở đây là quan hệ giữa quyền uy và phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tổ chức. Cấp trên ra lệnh, cấp dưới buộc phải chấp hành.

1.5.2.2. Phương pháp giáo dục – tâm lý

Phương pháp giáo dục – tâm lý là tổng thể những tác động của người

CBQLGD lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của CBQL, GV và HS. Mục đích là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động lên CBQL, GV, nhân viên và HS, nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của họ; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh,… trong nhà trường.

1.5.2.3. Phương pháp kích thích

Phương pháp kích thích là tổng thể những tác động đến CBQL, GV và HS

thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động để thực hiện mục tiêu UDCNTT ở trường THPT.

65

pháp QL nào để đạt được mục tiêu đã đề ra là một sự đòi hỏi ở trình độ và nghệ thuật của người CBQL giáo dục. Việc chọn phương pháp QL vừa là tính khoa học, vừa là tính nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi CBQL giáo dục phải nắm vững CBQL, GV và HS của mình, với những đặc điểm vốn có của nó để có những tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật khách quan phù hợp. Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết chọn đúng, biết kết hợp khéo léo, linh hoạt các phương pháp QL nhằm đạt hiệu quả cao nhất mục tiêu đã đề ra. Cái mới và cái khó của QL hoạt động UDCNTT ở trường THPT đòi hỏi hơn lúc nào hết trình độ, bản lĩnh và nghệ thuật của người CBQL giáo dục.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)