Để có cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên các trường THPT vùng Đông Nam Bộ, chúng tôi đã gặp gỡ và xin ý kiến của một số cán bộ QLGD, một số thầy cô giáo có kinh nghiệm trong ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT. Ông N.K.Kh. - phó trưởng phòng CNTT, sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng: “Hiện nay tất cả các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo đều có nhận thức đúng về vai trò, sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học và trong quản lý. Tuy vậy, các giáo viên dạy giỏi, có tuổi đời và tuổi nghề cao, thì họ không hứng thú lắm trong ứng dụng CNTT bởi vì họ chưa được đào tạo một cách bài bản trong trường đại học” Với vai trò là một cán bộ QL ở sở GD&ĐT, ông H. H. Th. - phó giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước có nhận xét: “Hầu hết các
89
cán bộ quản lý, các nhà giáo ở các trường THPT tỉnh Bình Phước, đều quan tâm, say mê và tâm huyết trong các hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT. Tuy vậy, hiện nay công tác quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THPT tỉnh Bình Phước còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, hoạt động dạy học ở các trường THPT”.
Tổng hợp báo cáo từ các sở GD&ĐT các địa phương trong các năm học 2011-2012, 2012-2013 và học kỳ 1 năm học 2013-2014 kết hợp kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và đặc biệt đánh giá ở 3 trường THPT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (bước 1: đánh giá về chuẩn bị hồ sơ bài giảng của 3 GV, chú trọng đến nhóm các kỹ năng chuẩn bị hồ sơ bài giảng của GV, cả những tiết giảng có ứng dụng CNTT và những tiết giảng không sử dụng đến CNTT; bước thứ hai, khảo sát thực trạng hoạt động dạy học trên lớp của 9 GV (3 GV/ 1 trường), chủ yếu là dự giờ các tiết giảng có ứng dụng CNTT; bước thứ ba, khảo sát hoạt động của GV với các sản phẩm học tập của từng HS hoặc của các nhóm HS tại nhà HS hay tại các tụ điểm Internet), có thể tổng hợp những đánh giá chung như sau:
- Hiện nay, ở các địa phương vùng Đông Nam Bộ việc ứng dụng CNTT vào dạy học đang phổ biến với các chương trình: dạy và học với máy vi tính (TLC); các chương trình hợp tác của Bộ GD&ĐT với các công ty như Intel, Microsoft, CabriLog. Bao gồm: chương trình Dạy học cho tương lai của Intel (ITTF), chương trình Đối tác trong học tập của Microsoft (PIL),phần mềm hỗ trợ dạy và học Toán - Cabri (Pháp) ... Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT hiện nay còn biểu hiện mỗi trường một dạng, mỗi GV một vẻ, thiếu tính đồng bộ, theo kiểu “trăm hoa đua nở”.
- Tại các trường THPT: các phần mềm chủ yếu cũng chỉ sử dụng qua máy đơn (64,2%), rất ít dùng qua mạng Internet (11,3%) và hầu hết chưa sử dụng (0%) công nghệ mới– điện toán đám mây – Cloud. (TH.M1.1-Phụ lục 2)
- Ứng dụng giảng dạy trên lớp mức độ thường xuyên cũng chỉ đạt 19,2%, điểm trung bình là 2,82; hiệu quả còn thấp (14,6% hiệu quả tốt), điểm trung bình là 2,59. Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá học sinh cũng hết sức khiêm tốn:
90
9,7% thực hiện thường xuyên, 65,1% thỉnh thoảng thực hiện và 13% chưa bao giờ thực hiện, điểm trung bình là 2,72; 6,1% đạt hiệu quả tốt, 23,6% đánh giá là hiệu quả trung bình, điểm trung bình là 2,83. Ngược lại, ứng dụng trong vui chơi, giải trí, nghe nhạc thì tỷ lệ sử dụng thường xuyên tương đối cao 15,4%, thỉnh thoảng thực hiện là 84,6%, điểm trung bình là 3,25. (Bảng 2.8).
Bảng 2.8. Tình hình ứng dụng CNTT của giáo viên
TT Nội dung Mức độ thường xuyên ĐTB Hiệu quả ĐTB
A b c d a b c d 1 Dạy học trên lớp SL 115 260 225 0 2,82 88 177 335 0 2,59 TL% 19,2 43,3 37,5 0 14,6 29,5 55,9 2 Sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa SL 0 383 217 0 2,65 32 391 176 0 2,76 TL% 63,8 36,2 0 5,4 65,2 29,4 0 3 Kiểm tra, đánh giá học sinh SL 58 391 73 78 2,72 37 422 142 0 2,83 TL% 9,7 65,1 12,2 13,0 6,1 70,3 23,6 0 4
Vui chơi, giải trí, nghe nhạc… SL 92 508 0 0 3,15 214 386 0 0 3,36 TL% 15,4 84,6 0 0 35,6 64,4 0 0
Những ưu điểm chủ yếu là:
- Đã phát huy được thế mạnh của CNTT, giờ dạy sinh động, hấp dẫn hơn, chất lượng giờ dạy được nâng cao, hiệu quả rõ rệt. Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT, PPDH được đổi mới, bài giảng của GV thể hiện khá sinh động. Các hình ảnh, sơ đồ, mô hình, đặc biệt các hình ảnh động mô phỏng giúp HS hứng thú, dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ nhanh, nhớ lâu. HS đã bị cuốn hút vào các bài giảng của GV. Có những tiết giảng đã thực sự gây xúc động mạnh trong lòng HS. Sử dụng CNTT nhiều GV đã thực hiện thành công đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Bài dạy đã sử dụng các phần mềm tin học, tích hợp các thiết bị CNTT với các thiết bị dạy học truyền thống, giúp các em suy luận, tìm tòi, khám phá ra bài học.
91
- Khá nhiều GV đã nghiên cứu và ứng dụng một số phần mềm phù hợp với đặc trưng bộ môn; nhiều GV biết khai thác các phần mềm dạy học hiện có từ Internet cũng như các phần mềm ở các đĩa CD bán ngoài thị trường khá hiệu quả cho đổi mới PPDH. Một số ít GV đã tự viết được các phần mềm phục vụ cho dạy học rất có hiệu quả, đặc biệt là các bộ môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Ở tỉnh BRVT đã có 2 GV được phong danh hiệu “Hiệp sĩ CNTT”.
Những tồn tại chủ yếu là:
- Nhiều tiết giảng còn lạm dụng CNTT (sử dụng tràn lan, thiếu cân nhắc, chọn lọc) hoặc sử dụng một cách không khoa học, không sư phạm các hiệu ứng vi tính (hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động) dẫn đến HS học tập với CNTT không hiệu quả.
- Một số GV chưa làm chủ kỹ thuật sử dụng các thiết bị CNTT, thao tác trình chiếu trên máy tính thiếu nhuần nhuyễn, trình chiếu trục trặc, lộn xộn giữa các slide; chưa phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở. Một số GV thực hiện hoàn toàn bằng trình chiếu, không sử dụng bảng đen, dẫn đến HS không ghi vở hoặc không biết ghi vở thế nào. Kết quả, các em về nhà rất khó học bài.
- Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy ở một số GV quá nhanh, HS không theo dõi kịp. Một số GV UDCNTT nhưng giờ giảng cũng chỉ là dạy theo hướng truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức, HS chưa thực sự được làm việc một cách tích cực, chủ động, sáng tạo tìm ra bài học. Nhiều tiết cho HS làm việc theo nhóm còn mang tính hình thức. Một số tiết, HS chưa được thực hành, luyện tập.
- Việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá xếp loại HS còn hết sức khiêm tốn. Hệ thống các đề kiểm tra do GV soạn ra đã được tập hợp lại, nhưng chưa tổ chức thành ngân hàng đề để mọi người cùng chia sẻ, khai thác.
Tóm lại, ở các trường THPT vùng Đông Nam Bộ hiện nay những thành tựu của CNTT được áp dụng ngày rộng rãi và với cường độ ngày càng cao vào hệ thống GD, đặc biệt là vào quá trình đổi mới PPDH. Trong quá trình giảng dạy, GV ngày càng sử dụng rộng rãi TV, video, máy vi tính, băng hình, CD-ROM, các dịch vụ của Internet... Sự giao lưu giữa GV với GV, GV với HS qua Internet đang tăng lên.
92
PPDH đang được đổi mới theo hướng sử dụng tích hợp các phương tiện.