Biện pháp 3: Tăng cường hiệu lực của các chế định về việc ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 139)

dụng CNTT trong dạy học và quản lý

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

139

của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý thành những quy định mang tính bắt buộc để mọi người trong toàn Ngành, trong mỗi trường THPT thực hiện. Những quy định này trở thành là những tiêu chuẩn để mọi người phấn đấu thực hiện và giúp CBQL có cơ sở để QL tốt hơn các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý trường THPT.

3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Vấn đề cụ thể hóa các chế định GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong dạy học và QL trường THPT đã được tác giả đề cập trong các biện pháp. Tuy vậy, vì QL ứng dụng CNTT là một vấn đề rất mới và rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, tác giả muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa có tính hệ thống hơn.

Trước hết Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng chuyên môn dựa trên những văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ngành ở trung ương, Bộ GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng dụng CNTT, xây dựng văn bản của Ngành nhằm đưa ra những quy định chung về ứng dụng CNTT để thực hiện trong toàn Ngành. Chỉ đạo HT các trường THPT dựa trên những quy định chung của Ngành, cụ thể hóa thành những quy định riêng phù hợp với điều kiện về trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ, điều kiện về TBDH về CNTT, môi trường ứng dụng CNTT... của mỗi nhà trường.

HT phân công cho các phó HT, các tổ trưởng chuyên môn, cán bộ phụ trách phòng máy, phụ trách các phòng nghe nhìn, thư viện, cán bộ phụ trách thiết bị dạy học, dựa trên những văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh, đặc biệt văn bản quy định chung của Sở GD&ĐT về sử dụng CNTT trong dạy học và quản lý, dự thảo những quy định liên quan đến công việc, đến bộ phận mà mỗi cá nhân phụ trách.

Dựa trên những đề xuất của các cá nhân và tổ chức, HT xây dựng thành văn bản nội bộ dự thảo, quy định chung cho mọi hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý của nhà trường. Văn bản dự thảo này, được tất cả CBQL, giáo viên, nhân viên trong trường thảo luận, đóng góp ý kiến. Cuối cùng HT điều chỉnh và hoàn thiện văn bản, kí và công bố văn bản quy định để thực hiện trong nhà trường.

140

Tuỳ theo điều kiện của mỗi trường để có những quy định sát hợp với thực tiễn của nhà trường, tuy vậy những nội dung chủ yếu của văn bản phải thể hiện được các vấn đề sau đây:

- Quy định mang tính bắt buộc mọi người đều phải có nhiệm vụ học tập, nghiên cứu để hiểu biết và nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về CNTT. Những lớp học, lớp bồi dưỡng tập huấn do Bộ, Sở, trường tổ chức nếu là đối tượng phải học thì nhiệm vụ học là bắt buộc.

- Quy định cụ thể cho GV mỗi bộ môn, cán bộ phụ trách các bộ phận, cần phải hiểu biết và nắm được những kiến thức và kỹ năng về CNTT ở mức độ nào. Cụ thể đến các phần mềm, các kỹ năng mà mỗi loại GV, cán bộ phải nắm được.

- Đối với cán bộ quản lý: HT phải quy định cụ thể các phần mềm, các thiết bị CNTT các cán bộ quản lý phải nắm vững và ứng dụng trong những hoạt động quản lý cụ thể. Mỗi phần mềm, mỗi loại thiết bị về CNTT hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các cán bộ phụ trách các bộ phận... phải nắm vững và ứng dụng được ở mức độ nào.

- Phân công cụ thể các tổ chuyên môn và từng GV phải tham gia soạn thí điểm giáo án điện tử, dạy thí điểm ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH. Đến giai đoạn tiếp theo phân công thực hiện đại trà, mỗi GV phải thực hiện soạn bao nhiêu giáo án điện tử, giảng bao nhiêu tiết trong từng học kỳ, trong từng năm. Với cán bộ phụ trách các phòng chức năng: quy định cụ thể các công việc họ phải làm phục vụ cho các hoạt động dạy học, quản lý có ứng dụng CNTT. Có sự so sánh, đánh giá giữa các đợt giảng để đánh giá sự cố gắng vươn lên của từng cán bộ quản lý, GV.

- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về ứng dụng CNTT:

Giám đốc sở GD&ĐT có sự phân công các phòng chuyên môn, các thành viên trong cơ quan sở, phân công giao trách nhiệm hiệu trưởng các trường THPT tổ chức, theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về ứng dụng CNTT trong toàn ngành và trong từng trường THPT.

141

trường thực hiện các quy định về ứng dụng CNTT trong nhà trường. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện. Những quy định không phù hợp với thực tiễn của nhà trường trong từng thời gian cụ thể, có thể điều chỉnh để các quy định có thể triển khai thực hiện một cách có hiệu quả và chất lượng cao.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)