Khái quát vai trò của hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 45)

UDCNTT có tầm quan trọng đặc biệt ở trường THPT. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu mang tính bắt buộc phải UDCNTT trong quản lý, trong dạy học ở các trường THPT.

- Trong công tác QLGD, quản lý nhà trường CNTT thường xuyên đem đến những sự trợ giúp, những lợi ích to lớn và hiệu quả. Peter Van Gils VVOB – IMIH đã khẳng định “Ngày nay, trẻ em và những người trẻ tuổi cần phải làm quen với

45

việc sử dụng CNTT bởi vì CNTT đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc sống hàng ngày” và “Những ứng dụng của CNTT có thể cung cấp cho các nhà trường cơ hội được tối ưu hóa toàn bộ hoạt động của mình. Một chuyên gia đã và đang ứng dụng CNTT trong một trường học cho rằng nhà trường đó đang tiếp cận các cách giải quyết các công việc hành chính và các hoạt động phát sinh một cách chuyên nghiệp hơn” [73]. CNTT đã làm thay đổi phương thức QL: khi máy tính chưa ra đời, CNTT chưa phát triển, công tác QL và điều hành ở các trường THPT được thực hiện bằng thủ công. Từ khi máy tính ra đời, CNTT phát triển, công việc QL đã được thay đổi, chuyển từ QL thủ công sang QL bằng máy tính và các thiết bị công nghệ. Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả to lớn cho các nhà trường THPT. CNTT hỗ trợ cho công tác QL và điều hành của các nhà trường trên mọi lĩnh vực: tài chính, chuyên môn, nhân sự, học sinh, lập kế hoạch, thống kê báo cáo, tài sản, thiết bị, đồ dùng dạy học… và ra quyết định.

- CNTT làm thúc đẩy sự phát triển trí tưởng tượng của HS và giúp HS sáng tạo hơn trong học tập. Nhờ CNTT quá trình học có thể được cá nhân hoá một cách thuận lợi, học theo nhịp độ thích hợp với bản thân người học, khác với phương pháp truyền thống, chuẩn hoá cho cả lớp. Các phần mềm dạy học - thí nghiệm ảo, đã mang lại hiệu quả GD vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện dạy học truyền thống. Những khả năng chủ yếu của các phần mềm dạy học - thí nghiệm ảo, theo tác giả Vũ Trọng Rỹ [48, tr.7,8,16] là: Khả năng “nén”, “giãn” về thời gian. Khả năng đồ họa, từ đó có thể mô phỏng cơ chế của các quá trình vi mô và vĩ mô.

- CNTT tạo điều kiện thuận lợi cho HS làm việc theo nhóm. Trong môi trường có UDCNTT, GV có thể tổ chức nhiều hình thức học tập phong phú như: học nhóm, phiếu học tập, các bài tập trắc nghiệm, các trò chơi học tập…

- CNTT tạo dần cho HS thói quen làm việc với CNTT trong xã hội hiện đại. Thông qua việc học tập nhờ UDCNTT, giúp cho HS biết cách sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại, khi ra trường các em có thể có được những kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật với công nghệ cao trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống.

46

- CNTT giúp cho HS tăng cường các hoạt động thực hành. Thông qua việc học tập trong hoạt động và bằng hoạt động (Learning by doing). Trong giai đoạn hiện nay, GD không những cần phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, mà còn phải giỏi cả thực hành. Nếu không có điều đó thì những hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lý thuyết, chưa thể tác động vào thực tiễn để tái tạo lại thế giới và cải tạo nó.

- CNTT làm tăng năng suất và hiệu quả làm việc của GV và HS. Giúp GV và HS có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm dễ dàng và hiệu quả. Nhờ CNTT giáo viên có thể dạy một lúc với một số lượng đông HS, HS có nhiều cơ hội để được tiếp cận với những GV giỏi, thậm chí khoảng cách giữa thầy và trò là rất xa. Xuất hiện nhà trường trên mạng, đó là “nhà trường của không gian điện tử” [28,tr.34].

- CNTT giúp cho GV thay đổi cả tư duy và phong cách làm việc. “Sống trong xã hội hiện đại, con người phải tư duy và hoạt động nhanh chóng, chính xác. Điều đó không thể có được nếu trong nhà trường chưa được sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại - CNTT, mà chỉ sử dụng những phương tiện dạy học thô sơ, với lối dạy chậm chạp và kém hiệu quả” [61].Phương pháp làm việc của GV và HS sẽ thay đổi khi nhà trường được trang bị các phương tiện CNTT, phong cách tư duy và hành động do đó cũng được hiện đại hóa.

- CNTT tạo điều kiện để đổi mới một cách hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá và xếp loại HS. Nhờ CNTT các trường có thể tiến hành xây dựng ngân hàng đề thi, tổ chức thi và kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan một cách dễ dàng và thuận lợi. Quá trình kiểm tra đánh giá của thầy có thể kết hợp với quá trình tự kiểm tra, đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS. Phụ huynh HS có thể kiểm tra, đánh giá nắm bắt một cách kịp thời và chính xác kết quả học tập của con em mình.

Thông qua CNTT, lấy CNTT làm mũi nhọn đột phá, các hoạt động UDCNTT trong giáo dục nói chung và trong trường THPT nói riêng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, trở thành kỹ năng và thói quen mới, nếp nghĩ, nếp làm mới của đội ngũ CBQLGD, giáo viên và HS. Như vậy, việc ứng dụng CNTT ở trường THPT là một xu hướng tất yếu của các trường học ở Việt Nam và cả trên thế giới hiện nay.

47

1.3.2. Ứng dụng CNTT trong tìm kiếm, lưu trữ và khai thác tài liệu dạy học và quản lý

Ngày nay, CNTT phát triển mạnh, thông tin trên Internet đã trở thành một kho tài nguyên vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó. Ở trường THPT, CNTT đã hỗ trợ rất hiệu quả trong tìm kiếm, lưu trữ và khái thác các tài liệu phục vụ cho giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và quản lý của CBQL trường THPT.

Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: Google, Search.Netnam, Vinaseek, socbay,… Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là Google. Các phần mềm hỗ trợ dạy học, các giáo án điện tử được đăng tải trên Internet, GV, HS có thể tìm kiếm tải về để khai thác và sử dụng rất hiệu quả cho các hoạt động dạy và học.

Đối với CBQL, GV ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng [26].

Trong QL, hiện nay Chính phủ đang chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, các văn bản QL từ trung ương đến các địa phương được đăng tải trên các trang Web của Chính phủ, các Bộ Ngành và các địa phương… Đây là những nguồn thông tin rất quý cho các CBQL và GV.

1.3.3. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên

a. Ứng dụng CNTT trong thiết kế kế hoạch bài học

Hoạt động UDCNTT của GV trong giảng dạy bắt đầu từ việc chuẩn bị giờ lên lớp được thể hiện qua thiết kế kế hoạch bài học (soạn giáo án) có UDCNTT. Đây là một bản kế hoạch lên lớp, là bản thiết kế để tổ chức hoạt động dạy học có UDCNTT. Do đó, GV phải có được những kiến thức và kỹ năng về CNTT trong thiết kế kế hoạch bài học và bài giảng điện tử.

Sử dụng CNTT trong thiết kế kế hoạch bài học (KHBH), giáo viên sẽ có một KHBH chứa đựng lượng thông tin phong phú, sinh động là tiền đề cho những giờ dạy tốt trên lớp. Để có được những giờ giảng có UDCNTT hiệu quả, GV phải xây

48

dựng “kho dữ liệu” biết sử dụng các phần mềm dạy học nhằm kế thừa và chia sẻ tài nguyên, kinh nghiệm của mỗi người (cả thầy và trò) từ các phần mềm, thiết kế bài trình chiếu và các bài giảng điện tử, giảm bớt thời gian viết phần mềm, thời gian tìm kiếm tài liệu, soạn bài của GV, tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực và tài lực, phục vụ tốt cho các hoạt động UDCNTT trong dạy học.

b. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy trên lớp của giáo viên

Từ công đoạn thiết kế kế hoạch bài học có UDCNTT và bài giảng điện tử, GV có thể sử dụng CNTT ở tất cả các bước lên lớp, các loại hình tiết dạy, góp phần đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đặc biệt có hiệu quả trong việc hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm tư liệu, trao đổi giao lưu với nhau. Internet là cầu nối giữa người học với người học, người học với người dạy và ngược lại.

Hiệu quả của CNTT thể hiện ở ngay công đoạn đơn giản nhất là giao bài tập cho học sinh. Khi giao bài tập, thay vì phải nói, viết, vừa lâu vừa thiếu chính xác, giáo viên dùng một hoặc một vài slide trên đó ghi rõ yêu cầu và nhiệm vụ để các thành viên trong lớp lĩnh hội được đầy đủ, nhanh chóng, chính xác nhiệm vụ của mình hay nhóm mình hình dung được toàn bộ vấn đề cần nắm được trong mỗi chương, bài. CNTT góp phần “làm mới”, phát huy những mặt mạnh của các PPDH, giảm sự nhàm chán, thụ động của học sinh trong mỗi giờ học.

1.3.4. Ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh

UDCNTT trong học tập của học sinh bao gồm các hoạt động chủ yếu như: trong học tập trên lớp của học sinh; trong hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp; trong hoạt động tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng: Học tập với CNTT người học phải biết cách khai thác, tiếp nhận, tái tạo, phát triển và lưu trữ thông tin một cách tốt nhất, tích hợp thông tin mới nhận vào hệ thống thông tin đã tích luỹ, làm cho chủ thể người học tự biến đổi mình. Sự hỗ trợ của CNTT vừa là một phương tiện, vừa là hiện thân của lối tư duy và công nghệ hiện đại, có thể giúp HS và cả GV thay đổi được nhiều điều. Hai công nghệ hiện đại và ứng dụng có hiệu quả nhất là: công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia); công nghệ mạng (Network) và Internet. Các

49

công nghệ này đã giúp người ta thực hiện được: học ở mọi nơi (any where), học ở mọi lúc (any time), học suốt đời (lifelong), dạy cho mọi người (any one) với các trình độ tiếp thu khác nhau.

1.3.5. Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học

UDCNTT trong dạy học đi vào chiều sâu chính là việc UDCNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Một số nội dung cơ bản của việc UDCNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh như sau:

- Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên: hướng đến tăng cướng ứng dụng CNTT (TCUDCNTT) để đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động dạy học của thầy

nhằm xây dựng cách thức, phương pháp học tập của trò theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo nhờ UDCNTT; “bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; giúp cho HS chủ động trong học tập, trong suy nghĩ, làm việc, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, hợp tác giúp đỡ nhau; từ đó đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em” [64].

- Đổi mới phương pháp học của học sinh: trong môi trường có UDCNTT chuyển từ cách học thụ động sang cách học tích cực, chủ động và sáng tạo; tăng cường các hoạt động tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của trò.

- Đổi mới mối quan hệ thầy trò trong dạy học: mối quan hệ một chiều, áp đặt, quyền uy: thầy giảng – trò nghe, được thay thế bởi mối quan hệ hợp tác, hai chiều trong môi trường có UDCNTT: Thầy chủ đạo – Trò chủ động. CNTT là phương tiện, là cầu nối giữa Thầy và Trò, để Thầy là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển điều chỉnh, cổ vũ, trọng tài; Trò: tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo trong học tập.

- Tăng cường phối hợp sử dụng CNTT cùng các phương tiện dạy học, tăng cường thực hành, tăng cường rèn luyện các kỹ năng vận dụng kiến thức vào những vấn đề thực tiễn.

50

bằng nhiều cách khác nhau, ở các mức độ khác nhau tuỳ vào mức độ nhận thức, năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ và sự quan tâm của CBQL, TBDH về CNTT...

1.3.6. Ứng dụng CNTT trong quản lý trường THPT

Xã hội càng phát triển, các mối quan hệ ngày càng nhiều, độ phức tạp càng lớn làm cho việc QL xã hội ngày càng trở nên khó khăn hơn. Sự ra đời, phát triển của CNTT đã tạo nên một phương thức QL xã hội mới, hiện đại là QL bằng Chính phủ điện tử (CPĐT). Chính phủ điện tử (e-Government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được "điện tử hóa", "mạng hóa". Tuy nhiên, Chính phủ điện tử không đơn thuần là máy tính, mạng Internet; mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương và cả các quan niệm về các hoạt động đó. Chính phủ Điện tử là ứng dụng CNTT để các cơ quan của chính quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước.

Lợi ích của Chính phủ điện tử là đáp ứng mọi nhu cầu của công dân bằng việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ trung ương tới cơ sở như quản lý nhân sự, quy trình tác nghiệp, v.v... Chính phủ điện tử đem lại những hiệu quả to lớn trong QL: cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên chính phủ. Đối với người dân và doanh nghiệp, Chính phủ điện tử là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệu quả của quá trình xử lý công việc. Đối với Chính phủ, Chính phủ điện tử hỗ trợ quan hệ giữa các cơ quan của chính quyền nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.

Trong QL giáo dục nói chung và QL ứng dụng CNTT ở trường THPT nói riêng, Chính phủ điện tử cũng có thể gọi là “Nhà trường điện tử” đã đáp ứng mọi

51

nhu cầu của CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Nhà trường điện tử đem lại những hiệu quả to lớn trong QL ứng dụng CNTT ở trường THPT: cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

Ngày 20 tháng 12 năm 2012, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 53/2012/TT- BGD&ĐT, quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Thông tư quy định: Hệ thống QL trường học trực tuyến, bao gồm:

Cổng thông tin điện tử của sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT tích hợp các hệ thống thông tin QL giáo dục trực tuyến gồm các mô-đun chính như sau:

- Hệ thống quản lý hồ sơ, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; - Hệ thống quản lý giáo viên;

- Hệ thống quản lý thiết bị;

- Hệ thống quản lý thư viện điện tử; - Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; - Hệ thống quản lý thi, tuyển sinh các cấp;

- Hệ thống quản lý thông tin kiểm định chất lượng giáo dục; - Hệ thống quản lý phổ cập giáo dục và chống mù chữ.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)