động thực hành với CNTT khoa học và hợp lý, thì các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý chưa chắc đạt được mục tiêu đã đề ra. Bởi vậy, biện pháp 3 có tác dụng tạo cơ sở pháp lý, tăng cường hiệu lực cho các biện pháp khác.
Hiệu quả hoạt động thực hành ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, hiệu quả hoạt động biên soạn các giáo án điện tử, các phần mềm dạy học, các phầm mềm quản lý và hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh, chính là hiệu quả của ứng dụng CNTT ở trường THPT. Vì vậy, biện pháp 4, 5 và 6 là các biện pháp mang tính trọng tâm, quyết định để đạt mục đích ứng dụng CNTT đã đặt ra.
Các biện pháp 7 và 8 có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện quan trọngđể thực hiện hiệu quả các biện pháp còn lại.
Khi thực hiện các biện pháp, người CBQL cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống. Tuy vậy, tuỳ điều kiện từng địa phương, từng trường cụ thể, người CBQL sẽ lựa chọn một số biện pháp chủ đạo. Khi vận dụng 8 biện pháp trên đây vào thực tiễn, người CBQL giáo dục cần phải chú ý đến đặc điểm KT-XH, điều kiện dạy học của thầy và trò, môi trường giáo dục ở địa phương, năng lực và trình độ về CNTT của đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh.
3.5. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẤN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÁP
Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp chuyên gia. Tác giả đã trưng cầu ý kiến của 78 chuyên gia gồm: CBQL ở Sở GD&ĐT của 6 địa phương trong Vùng (60 người), lãnh đạo các trường THPT (18 người), nội dung như phụ lục kèm theo. Tất cả các phiếu thu về đều trả lời đầy đủ các yêu cầu đặt ra.
* Cách tính điểm:
- Số 3: mức độ rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm
162
- Số 1: mức độ không cần thiết, không khả thi: 1 điểm
Điểm trung bình cho mỗi biện pháp là: (3+2+1): 3 = 2 điểm.
Điểm trung bình (ĐTB) về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của từng biện pháp được tính theo công thức:
3 1 1 i i i x x n N = = ∑
Với xilà điểm được cho ứng với nội dung xi∈ {1,2,3}. ni là số người cho điểm xinội dung tương ứng. N là tổng số người cho điểm từng nội dung. Kết quả được tổng hợp ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QL TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi 3 2 1 ĐTB 3 2 1 ĐTB 1 Biện pháp 1 SL 60 18 0 2,77 62 16 0 2,79 TL% 76,77 23,23 0 79,49 20,51 0 2 Biện pháp 2 SL 62 16 0 2,79 63 15 0 2,81 TL% 79,49 20,51 0 80,77 19,23 0 3 Biện pháp 3 SL 55 23 0 2,71 57 21 0 2,73 TL% 70,51 29,49 0 73,08 26,92 0 4 Biện pháp 4 SL 57 21 0 2,73 60 18 0 2,77 TL% 73,08 26,92 0 76,77 23,23 0 5 Biện pháp 5 SL 56 22 0 2,72 56 22 0 2,72 TL% 71,79 28,21 0 71,79 28,21 0 6 Biện pháp 6 SL 51 27 0 2,65 55 23 0 2,71 TL% 65,38 34,62 0 70,51 29,49 0 7 Biện pháp 7 SL 54 24 0 2,69 54 24 0 2,69 TL% 69,23 30,77 0 69,23 30,77 0 8 Biện pháp 8 SL 50 28 0 2,64 53 25 0 2,68
163
TL% 64,10 35,90 0 67,95 32,05 0
Nhìn vào số liệu về kết quả trả lời của các chuyên gia (Bảng 3.2), cho thấy mức độ cần thiết và khả thi đều đạt trên mức trung bình (mức độ cần thiết đạt từ 2,64 đến 2,79 điểm; khả thi đạt từ 2,68 đến 2,81 điểm), trong đó các chuyên gia đánh giá biện pháp 2, 1, 4, 5 là cần thiết nhất, các biện pháp 2, 1, 4, 3 là khả thi nhất.
Về mức độ cần thiết, không có biện pháp nào được cho là không cần thiết. Các chuyên gia cho rằng các biện pháp 2, 1, 4, 5 là cần thiết nhất. Đó là các biện pháp:
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
- Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy.
- Xây dựng và sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ở trường THPT.
Về mức độ khả thi, các chuyên gia đánh giá các biện pháp 2, 1, 4, 3 là khả thi nhất. Đó là các biện pháp:
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
- Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy.
- Tăng cường hiệu lực của các chế định về việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
Từ những kết quả thu được qua khảo nghiệm, kết hợp với những cơ sở đề xuất các biện pháp, tác giả cho rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất có thể áp dụng
164
vào thực tế QL ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT 6 địa phương trong Vùng trong giai đoạn hiện nay.