Các biện pháp nói trên đều có tính độc lập tương đối do có tính đặc thù và ý nghĩa của mỗi biện pháp. Tuy thế, giữa các biện pháp luôn luôn có mối quan hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng, thúc đẩy lẫn nhau theo cùng hướng đích là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện ở các trường THPT.
Để việc ứng dụng CNTT ở các trường THPT có hiệu quả thì trước hết đội ngũ CBQL, giáo viên phải có nhận thức đúng về sự cần thiết phải tiến hành ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý. Sự nhận thức đúng về ứng dụng CNTT ở trường THPT, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT ở trường THPT, do đó biện pháp 1 có tác động đến tất cả các biện pháp còn lại. Ngược lại, khi năng lực về CNTT, kỹ năng ứng dụng CNTT trong QL, trong dạy học được nâng cao, công tác QL thực hiện một cách khoa học thì sự nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL của đội ngũ lại càng được nâng cao. Bởi vậy, biện pháp 1 là biện pháp mang tính định hướng, là tiền đề để thực hiện mục tiêu ứng dụng CNTT ở trường THPT và thực hiện các biện pháp còn lại.
Hơn nữa, không thể nói đến việc ứng dụng CNTT ở trường THPT khi mà đội ngũ CBQL, giáo viên không có những năng lực tối thiểu về CNTT. Do đó, biện pháp 2 là biện pháp mang tínhđiều kiện cơ bảnđể thực hiện mục tiêu ứng dụng.
Đội ngũ CBQL, giáo viên đã có nhận thức đúng, đã có những kiến thức và kỹ năng về ứng dụng CNTT, thế nhưng nếu Giám đốc sở, HT không cụ thể hoá các
161
chế định về ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý để thực hiện trong