2.3.2.1. Trình độ, năng lực về CNTT của cán bộ quản lý, giáo viên
Từ năm học 2000 – 2001 đến nay ngành GD&ĐT các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã rất quan tâm đến việc tuyển chọn các giáo viên có trình độ CNTT, tổ chức nhiều lớp đào tạo và bồi dưỡng tin học cho CBQL, GV và cán bộ phụ trách phòng máy tính.
Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ giáo viên giảng dạy tin học ở các trường THPT
TT Tỉnh/Thành phố
Giáo viên dạy tin học Tổng số Đại học CNTT Thạc sỹ CNTT Tiến sỹ CNTT 1 Tp. Hồ Chí Minh 410 397 13 0 2 Bà Rịa – Vũng Tàu 143 140 3 0 3 Bình Dương 158 156 2 0 4 Bình Phước 151 151 0 0 5 Đồng Nai 179 175 4 0 6 Tây Ninh 84 77 7 0 Tổng cộng 1125 1096 29 0
(Nguồn: Báo cáo các sở GD&ĐT)
Qua bảng thống kê 2.5, số lượng giáo viên dạy tin học có trình độ đại học trở lên so với số giáo viên trong từng trường và toàn ngành tương đối cao. Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn đào tạo theo quy định, đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học và là lực lượng nóng cốt trong công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT cho giáo viên trong các trường THPT.
Theo báo cáo của các đơn vị, hằng năm, các Sở GD&ĐT tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBQL, GV theo các chuyên đề cụ thể. CBQL tham gia các chuyên đề về kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, Internet, các phần mềm QL… Đối với giáo viên, theo từng bộ môn,
85
tham gia các lớp về ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, phục vụ nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, soạn giáo án và ứng dụng trong giảng dạy trên lớp và hướng dẫn học sinh học tập. Các sở GD&ĐT đều phối hợp với công ty Schoolnet bồi dưỡng các phần mềm Toán, Vật lý, Hóa học cho GV khối THPT. Kết hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức các lớp TLC (Teaching and Learning With Computer) bồi dưỡng cho tất cả GV Toán và Lý. Kết hợp với công ty Intel và Bộ GD&ĐT tổ chức lớp ITTF (Intel Teach to The Future) cho tất cả các tổ trưởng chuyên môn và tất cả GV. Kết hợp với công ty Microsoft và Bộ GD&ĐT tổ chức lớp đối tác trong học tập (PIL – Partners In Learning) bồi dưỡng cho cán bộ QL và GV Toán, Lý các trường THPT. Các Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ giảng dạy (phần mềm Geometer’s Sketchpad hỗ trợ giảng dạy toán hình học, Flash, Crocodile Physics, Crocodile Chemistry và một số phần mềm khác về Vật lý, Hoá học, Địa lý, Sinh học...). Kết quả đạt được rất tốt và bổ ích đối với GV, giúp họ thực hiện đổi mới PPDH. Đặc biệt, ở Bà Rịa – Vũng Tàu, đã kết hợp với công ty CabriLog (Pháp) bồi dưỡng chương trình Cabri 2D và 3D cho đội ngũ GV Toán của các trường THPT trong tỉnh.
Tại các trường THPT, HT các trường đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho tất cả CBGV trong trường những kiến thức căn bản (tối thiểu trình độ A tin học; truy cập mạng LAN, mạng Internet), để GV có thể ứng dụng các phần mềm, tự thiết kế các bài giảng điện tử phục vụ cho đổi mới PPDH. Lực lượng GV giảng dạy chủ yếu là các GV tin học của mỗi trường và phòng CNTT của ngành hỗ trợ.
Kết quả đánh giá kiến thức, kỹ năng về CNTT của CBQL, GV thể hiện trên bảng 2.6.
Đến nay, 21,8% CBQL và GV (TH.M1.1- Phụ lục 2) khẳng định họ có kiến thức cơ bản về CNTT đạt mức độ tốt, 29,9% đạt khá, điểm trung bình là 2,63; 12,6% khẳng định họ có kỹ năng sử dụng máy tính tốt, 22,3% đạt khá và còn 13,8% tự nhận là còn yếu, điểm trung bình là 2,34.
86
Bảng 2.6. Đánh giá kiến thức, kỹ năng về CNTT của CBQL, GV
TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC
Tốt Khá TB Yếu ĐTB 1 Kiến thức cơ bản về CNTT SL 131 179 229 61 2,63 TL% 21,8 29,9 38,1 10,2 2 Kỹ năng sử dụng máy tính SL 76 134 308 82 2,34 TL% 12,6 22,3 51,3 13,8 3 Kỹ năng sử dụng và khai thác Internet SL 73 169 200 158 2,26 TL% 12,1 28,2 33,4 26,3 4 Kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử hoặc thiết kế các bảng, biểu quản lý SL 115 121 128 236 2,19 TL% 19,1 20,2 21,4 39,3 5 Kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học hoặc quản lý
SL 50 68 124 358
1,68 TL% 08,4 11,4 20,6 59,6
6 Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT (Projector, máy in, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số, bảng tương tác thông minh...) trong dạy học hoặc quản lý
SL 67 74 215 244
1,94 TL% 11,1 12,4 35,8 40,7
Kỹ năng sử dụng và khai thác Internet: 12,1% đạt tốt, 26,3% còn yếu, điểm trung bình là 2,26; kỹ năng thiết kế và sử dụng án điện tử hoặc thiết kế các bảng, biểu QL: 39,3% yếu, điểm trung bình là 2,19;
Kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học hoặc QL tỷ lệ yếu còn khá cao (59,6%), điểm trung bình là 1,68 – thấp nhất trong các kiến thức kỹ năng cần thiết về CNTT.
Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT tỷ lệ yếu cũng còn rất cao (40,7% yếu), điểm trung bình là 1,94.
87
2.3.2.2. Kiến thức, kỹ năng về CNTT của học sinh
Bảng 2.7. Đánh giá kiến thức, kỹ năng về CNTT của học sinh
TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC
Tốt Khá TB Yếu ĐTB 1 Kiến thức cơ bản về CNTT SL 381 440 782 186 2,57 TL% 21,3 24,6 43,7 10,4 2 Kỹ năng sử dụng máy tính SL 397 417 693 283 2,52 TL% 22,2 23,3 38,7 15,8 3 Kỹ năng sử dụng và khai thác Internet SL 220 379 650 541 2,16 TL% 12,3 21,2 36,3 30,2 4 Kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo và bảng tính (như Word, Excel… )
SL 252 303 637 598 2,12 TL% 14,1 16,9 35,6 33,4 5 Kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ trong học tập các bộ môn văn hóa
SL 100 224 437 1029 1,66
TL% 5,6 12,5 24,4 57,5
6
Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT (Máy in, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số, điện thoại...) trong học tập
SL 220 401 650 519
2,18
TL% 12,3 22,4 36,3 29,0
Từ năm học 2000 – 2001, các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã tổ chức cho học sinh THPT học môn Tin học, học nghề môn tin học; khai thác sử dụng Internet, sử dụng máy tính trong giao lưu bạn bè, người thân, sử dụng trong vui chơi, trong học tập… Nhờ vậy kiến thức và kỹ năng về CNTT của học sinh là khá tốt. Kết quả cụ thể ở Bảng 2.7.
Dựa vào kết quả khảo sát (TH.M1.4- Phụ lục 2) và ở Bảng 2.7, có thể thấy rằng, kiến thức cơ bản về CNTT của học sinh có 21,3% đánh giá là tốt, 24,6% đánh
88
giá là khá và 43,7% là trung bình. Điểm trung bình là 2,57.
Kỹ năng sử dụng máy tính: tốt là 22,2%, khá là 23,3%, trung bình là 38,7% và yếu là 15,8%. Điểm trung bình là 2,52.
Kỹ năng sử dụng và khai thác Internet có 12,3% là tốt, 21,2% là khá, 36,3% là trung bình và 30,2% là còn yếu. Điểm trung bình là 2,16.
Kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo và bảng tính (như Word, Excel…) có 14,1% là tốt, 16,9% là khá, 35,6% là trung bình và 33,4% là yếu. Điểm trung bình là 2,12.
Kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ trong học tập các bộ môn văn hóa được các em tự đánh giá có 5,6% là tốt, 12,5% là khá và còn đến 57,5% là yếu. Điểm trung bình là 1,66.
Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT (Máy in, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số, điện thoại...) trong học tập, được các em tự đánh giá là 12,3% là tốt và còn 29,0% là yếu. Điểm trung bình là 2,18. Bởi lẽ ngày nay học sinh THPT sử dụng điện thoại di động là khá phổ biến, trong học tập HS có thể dùng ngay điện thoại để ghi âm, ghi hình và hỗ trợ cho học tập cũng rất tốt. Nhiều em sử dụng ngay điện thoại đi động để dùng Internet, mail – chat với bạn bè, trao đổi, giao lưu chia sẽ các tài liệu học tập cũng khá hiệu quả.