Những hạn chế

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 116)

- Tuy các sở GD&ĐT và các HT đã nhận thức đúng về vai trò của tổ chuyên môn trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học, nhưng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa có những quy định cụ thể trong sinh hoạt chuyên môn. Nền tảng pháp lý, cơ sở khoa học của vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý vẫn còn thiếu, làm chậm tiến trình thực hiện.

116

dụng CNTT trong dạy học và QL đang dừng lại ở mức trình độ lý luận chung; chưa đi sâu vào các chuyên đề cho từng môn học, chưa có hướng cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề đổi mới PPDH đặt ra như: ứng dụng CNTT nhằm tích cực hóa quá trình dạy học, vai trò chủ đạo của GV trong dạy học; các kỹ năng ứng dụng CNTT mang tính công cụ để cải tiến công việc sư phạm làm giảm bớt thời gian, công sức cho các khâu soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá; hướng dẫn và bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn cho HS. Trong QL hệ thống các phần mềm chưa được đầu tư tương xứng với những yêu cầu của các hoạt động QL trường THPT.

- TBDH về CNTT đã được đầu tư, nhưng công tác QL để sử dụng cho dạy học và QL thì còn nhiều hạn chế.

Những ưu điểm, những hạn chế, những cơ hội và thách thức trong QL ứng dụng CNTT có thể biểu thị tương quan những nhận định và đánh giá bằng bảng SWOT, như sau:

MẶT MẠNH (S) THỜI CƠ (O)

- Đội ngũ CBQL và GV đều có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT ở trường THPT

- Sở GD&ĐT, HT các trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và QL.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng CNTT cho đội ngũ CBQL, GV được quan tâm.

- Một bộ phận CBQL, GV có tâm huyết, được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng về CNTT có chất lượng, đã là lực lượng làm nòng cốt để thực hiện mục tiêu ứng dụng CNTT trong dạy học

- Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, Hội nghị lần thứ Tám, đã ban hành

Nghị quyết 29-NQ/TW ngày

04/11/2013, về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng và phát triển CNTT trong GD&ĐT, trong đó có các trường THPT. Đây là môi trường thuận lợi cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và QL ở trường THPT.

117 và QL hiệu quả.

- Trong tổ chức thực hiện, các cấp QLGD từ Sở đến trường, đặc biệt HT các trường đã tập trung triển khai nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và QL.

- Sở GD&ĐT, HT các trường quan tâm đến vấn đề tạo động lực cho cả bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả, như: bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ, tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm ở các đơn vị tiên tiến ứng dụng CNTT trong QL và dạy học có hiệu quả; động viên về tinh thần, khuyến khích về vật chất.

- Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học về CNTT được đầu tư, trang bị khá đầy đủ.

- Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các hoạt động UDCNTT trong dạy học, trong QL. Đặc biệt UDCNTT để đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh.

- Các tài liệu để tra cứu, học tập, ứng dụng CNTT rất nhiều và dễ khai thác. Đặc biệt, các thông tin có trên Internet. - Đời sống kinh tế của đội ngũ CBQL, GV ngày càng được nâng cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc UDCNTT trong dạy học, trong QL ở trường THPT. - Phụ huynh, học sinh rất quan tâm và đầu tư các thiết bị CNTT cho học sinh trong học tập và rèn luyện.

MẶT YẾU (W) THÁCH THỨC (T)

- Một bộ phận CBQL, GV nhận thức chưa đúng về mục đích, nội dung và cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học và QL để nâng cao chất lượng dạy học và QL nhà trường.

- Kiến thức, kỹ năng về CNTT của đội ngũ CBQL, GV còn hạn chế, chưa đủ để đam mê và sáng tạo, một bộ phận còn ngại, sợ phải ứng dụng CNTT trong dạy học và QL. Đặc biệt các CBQL, GV lớn

- Khoa học, công nghệ, đặc biệt CNTT luôn luôn phát triển, thay đổi rất nhanh. Do đó, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng CNTT cho đội ngũ CBQL và GV. Đòi hỏi CBQL, GV phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới về CNTT, nếu không sẽ lạc hậu.

- Với sự phát triển nhanh chóng của CNTT, đặc biệt là mạng Internet vấn đề

118 tuổi, thường lo lắng, ngại thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL.

- Sở GD&ĐT, HT các trường tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho CBQL, GV, nhưng việc tổ chức các hoạt động thực hành ở các nhà trường, các tổ chuyên môn thì còn thiếu. Chưa có các biện pháp QL phù hợp và hiệu quả.

- Trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Sở GD&ĐT và HT các trường chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa có những quy định cụ thể trong sinh hoạt chuyên môn. Nền tảng pháp lý, cơ sở khoa học của vấn đề UDCNTT trong dạy học, trong QL vẫn còn thiếu, làm chậm tiến trình thực hiện.

- Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học và QL đang dừng lại ở mức trình độ lý luận chung; chưa đi sâu vào các chuyên đề cho từng môn học, chưa có hướng cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề đổi mới PPDH đặt ra như: ứng dụng CNTT nhằm tích cực hóa quá trình dạy học, vai trò chủ đạo của GV trong dạy học; các kỹ năng ứng dụng CNTT mang tính công cụ để cải tiến công việc sư

bản quyền phần mềm, bảo mật, an toàn dữ liệu... luôn đòi hỏi sự đặc biệt quan tâm của đội ngũ CBQL, GV ở các sở GD&ĐT và HT các trường THPT. - Chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá tiết dạy có UDCNTT, chuẩn đánh giá về GAĐT, bài giảng điện tử ở cấp THPT để có cơ sở đánh giá, thẩm định. - Cơ chế QL, chính sách phát triển và UDCNTT còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện.

- Việc UDCNTT trong dạy học, trong QL chưa có những công trình nghiên cứu có tính hệ thống, khoa học, dẫn đến hiệu quả ứng dụng thấp, nhiều khi ảnh hưởng của các mặt trái đối với học sinh nhiều hơn là các mặt tích cực.

- Việc cho phép mở và QL các tiệm Internet gần các nhà trường, luôn ảnh hưởng đến việc QL HS UDCNTT trong học tập. HS thường vào các tiệm Internet để chơi Game nhiều hơn là học tập. - Trong QL: từ QL vĩ mô đến QL các trường học, còn thiếu các biện pháp QL hiệu quả, kể các các biện pháp QL từ đầu tư trang bị, sử dụng, đến các biện pháp QL các hoạt động dẫn đến có sự lãng phí các nguồn lực của nhà trường, của phụ huynh HS và xã hội.

119 phạm làm giảm bớt thời gian, công sức cho các khâu soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá; hướng dẫn và bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn cho HS. - Hệ thống các phần mềm trong QL và dạy học chưa được đầu tư tương xứng với những yêu cầu của các hoạt động QL, hoạt động dạy học ở trường THPT. - TBDH về CNTT đã được đầu tư, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ. Công tác QL để sử dụng TBDH về CNTT trong dạy học và QL thì còn nhiều hạn chế.

- Kinh phí được cấp cho hoạt động UDCNTT trong dạy học, trong QL luôn luôn mâu thuẫn với nhu cầu ứng dụng ở các trường THPT.

- Do cơ chế bố trí nguồn nhân lực hiện nay – biên chế bố trí để QL phòng máy tính, TBDH về CNTT ở các trường THPT còn thiếu, thậm chí nhiều trường chưa được bố trí. Ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động UDCNTT trong QL, trong dạy học ở các trường THPT hiện nay.

Nhìn chung, giáo dục THPT các địa phương vùng Đông Nam Bộ trong những năm gần đây đã có rất nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu kém, bất cập về cách thức QL cũng như tầm nhìn chiến lược. Vậy nguyên nhân nào đang hạn chế quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học và QL ở các trường THPT trong vùng hiện nay? Có thể kể ra nhiều nguyên nhân, chẳng hạn: nhận thức việc ứng dụng CNTT trong dạy học và QL còn hạn chế; trình độ, năng lực về CNTT của đội ngũ chưa đáp ứng với yêu cầu; HT các trường chưa đưa ra được những quy định mang tính chế tài để tạo ra động lực cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học và QL; còn thiếu các biện pháp QL công tác biên soạn lưu trữ các phần mềm dạy học, các bài giảng điện tử; công tác QL tổ chuyên môn, QL giáo viên, QL học sinh đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học còn chưa được chú trọng đúng mức và chưa có những biện pháp mang tính khoa học, khả thi; công tác QL việc trang bị, sử dụng TBDH về CNTT còn nhiều lúng túng, thiếu khoa học và không hiệu quả; các Sở GD&ĐT đã rất quan tâm, song việc trang bị các phần phềm ứng dụng trong QL còn rất thiếu, bởi vậy chất lượng và hiệu quả UDCNTT ở các trường THPT chưa đáp ứng theo yêu cầu phát triển và hội nhập trong giai đoạn hiện nay của các nhà trường.

120

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ngày nay, sự nghiệp GD&ĐT của các địa phương rất được quan tâm, hệ thống trường học, TBDH đã được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, hiện đại. Đội ngũ cán bộ QLGD, GV, HS đã có nhận thức đúng về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học và QL.

Kiến thức, kỹ năng về CNTT của đội ngũ CBQL, GV có những nội dung tương đối khá như kiến thức cơ bản về CNTT, kỹ năng sử dụng máy vi tính. Tuy vậy kỹ năng sử dụng phần mềm trong dạy học, trong QL còn yếu; kỹ năng thiết kế và sử dụng GAĐT, các bảng biểu QL; kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT trong dạy học, trong QL cũng còn yếu.

Các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và QL diễn ra còn chậm; công tác QL, điều hành, tổ chức hoạt động và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ QL và GV còn những hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong thời kỳ hội nhập.

Những nguyên nhân của tình trạng trên là do trong tổ chức thực hiện, CBQL giáo dục chưa có những biện pháp thích hợp, đồng bộ, hiệu quả; chưa có những quy định, những hướng dẫn cụ thể cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân về ứng dụng CNTT trong nhà trường.

121

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)