Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý ở trường THPT

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 95)

Qua khảo sát thực tế, hiện nay các trường THPT vùng ĐNB đã ứng dụng CNTT trong QL khá nhiều lĩnh vực. Một số nội dung ứng dụng chủ yếu hiện nay trong QL là:

- Ứng dụng trong QL giảng dạy của giáo viên; - Ứng dụng trong QL học sinh;

- Ứng dụng trong QL công tác kiểm tra đánh giá học sinh; - Ứng dụng trong QL hồ sơ lý lịch cán bộ, giáo viên, nhân viên; - Ứng dụng trong QL cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thư viện; - Ứng dụng trong QL tài chính;

- Ứng dụng trong QL hành chính…

95

lĩnh vực nói trên. Chủ yếu sử dụng phần mềm do Bộ GD&ĐT cấp hoặc tự viết, một số dùng phần mềm do Công ty Schoolnet cung cấp. Song, các phần mềm chủ yếu là dùng trên máy đơn, ít dùng qua mạng LAN, kết nối Internet và rất ít dùng các phần mềm theo công nghệ “điện toán đám mây” – Cloud.

Việc khai thác thường xuyên và hiệu quả thì không giống nhau ở mỗi trường mỗi vùng, tùy thuộc rất nhiều vào khả năng, sự quan tâm của người HT và trình độ, năng lực của đội ngũ. Kết quả khảo sát các ý kiến được tổng hợp thể hiện theo tỷ lệ phần trăm (%) và điểm trung bình ở Bảng 2.10. (TH.M1.1 – Phụ lục 2)

Bảng 2.10. Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT ở các trường THPT

TT Nội dung Mức độ thường xuyên

Điểm

Hiệu quả Điểm

TB TB A b c d a b c d 1 Ứng dụng trong liên lạc giữa gia đình và nhà trường SL 0 391 209 0 2,65 32 391 176 0 2,76 TL% 0 65,2 34,8 0 5,4 65,2 29,4 0

2 Kiểm tra, đánh giá học sinh SL 58 391 73 78 2,72 37 422 142 0 2,83 TL% 9,7 65,1 12,2 13 6,1 70,3 23,6 0

3 Vui chơi, giải trí, nghe nhạc… SL 92 508 0 0 3,15 214 386 0 0 3,36 TL% 15,4 84,6 0 0 35,6 64,4 0 0 4 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

SL 184 416 0 0 3,31 218 382 0 0 3,36 TL% 30,6 69,4 0 0 36,3 63,7 0 0 5 Quản lý quá trình học tập của học sinh SL 206 394 0 0 3,34 236 364 0 0 3,39 TL% 34,4 65,6 0 0 39,4 60,6 0 0 6 Quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ, giáo viên, nhân viên SL 181 419 0 0 3,3 241 359 0 0 3,4 TL% 30,2 69,8 0 0 40,1 59,9 0 0 7 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện SL 269 331 0 0 3,45 172 428 0 0 3,29 TL% 44,8 55,2 0 0 28,6 71,4 0 0

96

8 Quản lý tài chính SL 167 433 0 0 3,28 171 429

0 0

3,29

TL% 27,8 72,2 0 0 28,5 71,5 0 0

Ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy của GV có 30,6% đánh giá là thường xuyên, 69,4% cho rằng là thỉnh thoảng thực hiện, điểm trung bình là 3,31; 36,3% đạt hiệu quả tốt, 63,7% đạt hiệu quả khá, điểm trung bình là 3,36; trong QL quá trình học tập của học sinh 34,4% đánh giá là thường xuyên và 65,6% thỉnh thoảng thực hiện, điểm trung bình là 3,34; có 39,4% đánh giá là đạt hiệu quả tốt và 60,6% đạt hiệu quả khá, điểm trung bình là 3,39.

QL hồ sơ lý lịch cán bộ GV, nhân viên 30,2% đánh giá là thường xuyên, 69,8% đánh giá là thỉnh thoảng thực hiện, điểm trung bình là 3,3; 40,1% hiệu quả tốt, 59,9% hiệu quả khá, điểm trung bình là 3,4;

Quản lý CSVC, thiết bị dạy học thì 44,8% thực hiện thường xuyên, 55,2% thực hiện thỉnh thoảng, điểm trung bình là 3,45; hiệu quả tốt là 28,6%, đánh giá hiệu quả trung bình là 71,4%, điểm trung bình là 3,29;

QL tài chính 27,8% đánh giá là thường xuyên, 72,2% đánh gá là thỉnh thoảng, điểm trung bình là 3,28; 28,5% hiệu quả tốt, 71,5% cho rằng là hiệu quả khá, điểm trung bình là 3,29. Các trường trong vùng đều đã dùng phần mềm QL tài chính chung theo chỉ đạo của Bộ tài chính và Bộ GD&ĐT và các địa phương;

QL hành chính thì riêng BRVT làm rất tốt, có phần mềm eOffice – văn phòng điện tử QL chung toàn ngành. QL công văn đi – đến, thông qua phần mềm văn phòng điện tử – eOffice; UDCNTT trong hội nghị, hội thảo, hội thi, bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến; Xây dựng cổng thông tin điển tử chung của Ngành GD&ĐT, của mỗi đơn vị trường học…

Theo Báo cáo của các sở GD&ĐT trong vùng thì “Các trường THPT đã mạnh dạn đưa CNTT vào một số mặt hoạt động của nhà trường và bước đầu thu được kết quả rất khả quan như: Tự thiết kế phần mềm dạy học; QL học sinh; QL nhân sự; QL thư viện; QL điểm, xếp thời khoá biểu; Trao đổi dữ liệu tuyển sinh giữa các trường học trong tỉnh, trong vùng Đông Nam Bộ…” [68]

97

2.3.6. Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý các trường THPT của sở GD&ĐT

Thực hiện chỉ đạo của bộ GD&ĐT, sự quan tâm, nỗ lực của các địa phương, các sở GD&ĐT vùng Đông Nam Bộ đã ứng dụng khá nhiều các phần mềm trong QL trường THPT. Mỗi địa phương có đặc thù riêng, nhưng theo điều tra, khảo sát và các báo cáo của các sở GD&ĐT, hiện nay các địa phương đã thực hiện ứng dụng CNTT trong QL các nội dung cụ thể như sau:

QL các thông tin, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và các Bộ ngành trung ương, của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và các Sở ngành trong tỉnh… thông qua website của Ngành. QL kết quả các kỳ thi, thông tin về kết quả các kỳ thi, tra cứu điểm thi (Tốt nghiệp, tuyển sinh, thi học sinh giỏi, các kỳ thi Olympic…). Thực hiện các dịch vụ công theo quy định của Chính phủ như: xác minh văn bằng chứng chỉ; cấp lại bản sao văn bằng chứng chỉ; chuyển trường THPT; tuyển dụng công chức, viên chức… Công tác họp trực tuyến tại địa chỉ: hop.moet.edu.vn; Phục vụ công tác truyền hình tại địa chỉ: edu.net.vn/live.htm; Phục vụ công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ: pcgd.moet.gov.vn; Các phần mềm QL: QL nhân sự PMIS, Văn phòng điện tử eOffice…

Song trên thực tế hiện nay, hệ thống các phần mềm chưa đáp ứng yêu cầu QL ứng dụng CNTT ở các trường THPT trong mỗi địa phương, phần mềm chủ yếu cũng chỉ là qua Website hoặc các phần mềm sử dụng trên các máy đơn, hoặc có nối mạng LAN, một số ít dùng trên Internet, rất ít các phần mềm sử dụng công nghệ “điện toán đám mây – Cloud”. Việc tổ chức thực hiện, qua khảo sát 4,6% đánh giá là rất tốt, 20,1% đánh giá là khá, 48,4% đánh giá là trung bình và 26,9% đánh giá là còn yếu, điểm trung bình là 2,02.

Đánh giá về hoạt động ứng dụng CNTT ở cơ quan sở GD&ĐT, qua khảo sát 15,1% đánh giá là rất tốt, 20,2% đánh giá là khá, 40,1% đánh giá là trung bình và 24,6% đánh giá là còn yếu, điểm trung bình là 2,26 (TH.M1.3 – Phụ lục 2).

Tóm lại, ở các địa phương vùng Đông Nam Bộ cũng như trong cả nước, “Trong thời gian qua, đội ngũ CBQL và GV đều có nhận thức đúng đắn về tính cấp

98

thiết của việc UDCNTT trong dạy học. Một bộ phận GV giảng dạy có tâm huyết, được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng về CNTT có chất lượng, đã là lực lượng nòng cốt để thực hiện mục tiêu UDCNTT trong các hoạt động dạy học đạt hiệu quả” [50]. Các cấp QLGD từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đến các trường THPT, đặc biệt HT các trường đã tập trung triển khai các chuyên đề UDCNTT trong DH. Tổ chức học tập, thao giảng rút kinh nghiệm; sơ kết, tổng kết về các hoạt động UDCNTT trong dạy học; bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng sử dụng các TBDH về CNTT để thực hiện các ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ GV; các hoạt động UDCNTT trong DH đã có những chuyến biến tích cực. “Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học (TBDH) đã được đầu tư trang bị khá đồng bộ, theo hướng hiện đại. Các trường THPT đã mạnh dạn đưa CNTT vào một số mặt hoạt động của nhà trường và bước đầu thu được kết quả rất khả quan như: Tự thiết kế phần mềm dạy học; QL học sinh; QL nhân sự; QL thư viện; QL điểm, xếp thời khoá biểu; Trao đổi dữ liệu tuyển sinh giữa các trường học trong tỉnh, trong vùng ĐNB…” [68]

Tuy vậy, trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện UDCNTT trong DH, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa có những quy định cụ thể trong sinh hoạt chuyên môn. Nền tảng pháp lý, cơ sở khoa học của vấn đề UDCNTT trong các hoạt động dạy của thầy, học của trò, QL của cán bộ QL chưa được thiết lập. Trong các hoạt động UDCNTT đang dừng lại ở mức trình độ lý luận chung, chưa đi sâu vào các chuyên đề cho từng môn học, chưa có hướng cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề UDCNTT trong DH, trong QL. TBDH về CNTT đã được đầu tư, nhưng công tác QL để sử dụng cho việc ứng dụng trong DH, trong QL thì còn nhiều hạn chế.

Nhìn chung, các hoạt động UDCNTT ở trường THPT các địa phương Vùng Đông Nam Bộ nói riêng và trong cả nước nói chung, trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu kém, bất cập về cách thức QL cũng như tầm nhìn chiến lược. Mặc dầu các nhà QLGD đã đặt vấn đề này ở tầm quan trọng trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường,

nhưng lại chưa có những hướng dẫn và quy định cụ thể để thực hiện QL hoạt động UDCNTT ở trường THPTthích hợp. Bởi vậy, những lý luận về UDCNTT trong dạy

99

học, trong QL thậm chí cả những thiết kế cụ thể cho từng bài dạy theo hướng hiện đại hóa dường như vẫn nằm nguyên trên những trang sách, trên những đĩa CD, trên Internet và trên cả những ý tưởng của nhà QL mà chưa biến thành hoạt động hàng ngày của CBQL, của GV và HS.

Những điều được đề cập ở trên không chỉ là các nguyên nhân làm chậm ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, cần tìm hiểu thêm những nguyên nhân từ phía công tác quản lý trường học, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

2.4.1. Quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Qua khảo sát, trao đổi trực tiếp với đội ngũ CBQL và GV, xem xét hồ sơ thực tế của các sở GD&ĐT và các trường, có thể khẳng định rằng công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho đội ngũ rất được các sở GD&ĐT, HT các trường quan tâm. Tuy vậy, các sở GD&ĐT và HT các trường lại chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch. Trong mỗi năm học sở GD&ĐT đều có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng CNTT cho dội ngũ trình UBND tỉnh phê duyệt. Thế nhưng các kế hoạch này chủ yếu nói về nguồn kinh phí, các nội dung khác như nội dung, đối tượng, thời gian… thì trình bày rất sơ sài. Trong từng thời gian cụ thể, chưa nêu được bồi dưỡng kiến thức gì, kỹ năng gì cho từng đối tượng là CBQL và GV các bộ môn.

Việc thực hiện còn mang tính tự phát, tuỳ hứng, chưa có những kế hoạch mang tính chiến lược, có tháng tổ chức 2 đến 3 buổi, nhưng nhiều tháng lại không tổ chức. Những yêu cầu cấp thiết về ứng dụng CNTT trong QL và dạy học chưa được đặt ra đúng mức, chưa được quy định một cách cụ thể rõ ràng và mang tính pháp lý cao trong tổ chức thực hiện.

Việc QL chủ yếu cũng chỉ theo dõi qua các files Word hoặc Excel, rất ít trường xây dựng phần mềm để QL nội dung này. Bởi vậy hiệu quả QL chưa cao,

100

chưa theo dõi và bám sát sự tiến bộ và trưởng thành của đội ngũ. Chưa có những biện pháp QL một cách khoa học công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT cho đội ngũ.

Bảng 2.11. Đánh giá hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT cho đội ngũ ở các trường THPT

TT Nội dung các vấn đề trong phiếu hỏi

Mức độ cần thiết

ĐTB

Hiệu quả thực hiện

ĐTB

a b c d Tốt Khá TB Chưa làm

1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho đội ngũ SL 457 143 0 0 3,76 80 121 266 134 2,24 TL% 76,2 23,8 0 0 13,3 20,1 44,3 22,3 2 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho đội ngũ SL 428 172 0 0 3,71 121 178 200 101 2,53 TL% 71,3 28,7 0 0 20,2 29,6 33,4 16,8 3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng CNTT SL 479 121 0 0 3,80 121 140 274 65 2,53 TL% 79,8 20,2 0 0 20,2 23,4 45,6 10,8

4 Kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng.

SL 428 172 0 0

3,71

86 136 184 195 2,19

TL% 71,4 28,6 0 0 14,3 22,6 30,6 32,5 Kết quả khảo sát cho thấy trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 76,2% đánh giá là rất cần thiết, 23,8% cho rằng là cần thiết, điểm trung bình là 3,76; thế nhưng việc thực hiện xây dựng kế hoạch chỉ có 13,3% đánh giá là tốt, 20,1% là khá, 44,3% là trung bình và có đến 22,3% cho rằng chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ, điểm trung bình là 2,2.

Việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, kết quả khảo sát cho thấy trong tổ chức bồi dưỡng 71,3% đánh giá là rất cần thiết, 28,7% cho rằng là cần thiết, điểm trung bình là 3,71; việc thực hiện xây dựng kế hoạch có 20,2% đánh giá là tốt, 29,6% là khá, 33,4% là trung bình và có đến 16,8% cho rằng chưa tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ, điểm trung bình là 2,53.

101

Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng: 79,8% đánh giá là rất cần thiết, 20,2% cho rằng là cần thiết, điểm trung bình là 3,8. Thế nhưng việc thực hiện chỉ đạo công tác bồi dưỡng có 20,2% đánh giá là tốt, 23,4% là khá, 45,6% là trung bình và có 10,8% đánh giá là chưa có chỉ đạo việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho đội ngũ, điểm trung bình là 2,53.

Kết quả khảo sát cho thấy trong kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng 71,4% đánh giá là rất cần thiết, 28,6% cho rằng là cần thiết, điểm trung bình là 3,71. Trong thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT cho đội ngũ thì có 14,3% đánh giá là tốt, 22,6% là khá, 30,6% là trung bình và có đến 32,5% cho rằng chưa kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng cho đội ngũ, điểm trung bình là 2,19.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc đầu tư trang bị, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học về CNTT ở trường THPT bị dạy học về CNTT ở trường THPT

Quản lý việc trang bị:

Việc đầu tư trang bị TBDH về CNTT, cả phần cứng và phần mềm ở các trường THPT trong vùng rất được quan tâm và đã được trang bị khá đầy đủ theo yêu cầu của các hoạt động ứng dụng CNTT trong QL cũng như trong dạy học.

Các sở GD&ĐT và các trường đều xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra kế hoạch một cách nghiêm túc và bài bản. Nhờ vậy hệ thống TBDH về CNTT các trường đều đã được đầu tư trang bị khá đầy đủ và đồng bộ, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT ở các trường học.

Quản lý việc sử dụng và bảo quản:

Hiện nay HT các trường chưa có các biện pháp khoa học để QL việc sử dụng và bảo quản có hiệu quả hệ thống TBDH về CNTT phục vụ cho việc đổi mới PPDH.

Có những trường HT đưa ra quá nhiều các quy định, ví dụ muốn được sử dụng phòng nghe nhìn thì ít nhất GV phải có được 3 “chữ ký đồng ý” của Tổ trưởng chuyên môn, Lãnh đạo trường, cán bộ phụ trách phòng nghe nhìn. Cách làm này tạo ra “rào cản” rất lớn cho GV và HS.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)