Chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 165)

Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh, “là thực nghiệm được tiến hành trên hai nhóm đối tượng khác nhau, trong đó một nhóm được chọn làm đối chứng nhằm tìm ra chỗ khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng” [11,tr.68]. Mẫu TN cụ thể như sau:

3.6.2.1. Mẫu thực nghiệm

Chọn 15 trường THPT ở các vùng miền khác nhau trên địa bàn tỉnh BRVT tổ chức TN (Bảng 3.3), trong mỗi trường, cán bộ QL: Chọn 2 người là HT hoặc phó HT; Giáo viên: Chọn 2 người không phải là giáo viên dạy Tin học.

165

cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học và QL. Các CBQL, GV được tiến hành TN đều có nhận thức cao trong ứng dụng CNTT. Mỗi trường có ít nhất 3 phòng học chuyên dùng, 3 phòng máy vi tính được kết nối Internet tốc độ cao (45 máy/phòng), 5 máy tính xách tay, 10 máy chiếu (projector), 3 máy quét ảnh (scanner)... Ngoài ra, các trường đều có ít nhất 25% GV cũng tự trang bị máy tính xách tay và các thiết bị CNTT khác để phục vụ cho việc ứng dụng trong QL và dạy học của mình.

Bảng 3.3. Danh sách các trường THPT tham gia thực nghiệm

TT Tên trường THPT

Tham gia thực nghiệm Tên trường THPT Tham gia đối chứng Địa phương 1 Vũng Tàu

Tp. Vũng Tàu 2 Đinh Tiên Hoàng

3 Nguyễn Huệ 4 Lê Quý Đôn

5 Lê Hồng Phong

6 Trần Nguyên Hãn

7 Nguyễn Thị Minh Khai

8 Châu Thành TP. Bà Rịa 9 Bà Rịa 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm 11 Trần Văn Quan H. Long Điền 12 Minh Đạm 13 Trần Quang Khải 14 Võ Thị Sáu H. Đất Đỏ 15 Dương Bạch Mai 16 Xuyên Mộc H. Xuyên Mộc 17 Hòa Bình 18 Hòa Hội 19 Bưng Riềng 20 Phước Bửu 21 Nguyễn Du H. Châu Đức 22 Trần Phú 23 Nguyễn Văn Cừ 24 Dân tộc nội trú 25 Nguyễn Trãi 26 Ngô Quyền

27 Võ Thị Sáu Côn Đảo

28 Phú Mỹ

H. Tân Thành

29 Trần Hưng Đạo

166

Mỗi trường có một Tổ hoặc nhóm Tin học gồm các GV tin học và một số GV bộ môn tương đối thành thạo về ứng dụng CNTT. Tổ này hỗ trợ về CNTT cho lãnh đạo trường trong quản lý, cũng như cho GV trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT trong trường.

Trong số 30 CBQL tham gia TN, ở trường họ đều có máy vi tính tại phòng làm việc, tại nhà riêng họ đều có máy vi tính phục vụ cho nghiên cứu, học tập và UDCNTT, cả 30 người đều có máy tính xách tay (Laptop), tất cả các máy vi tính này đều có thể kết nối Internet tốc độ cao hoặc 3G. Trong số 30 GV tham gia TN, ở trường họ có thể sử dụng máy vi tính ở phòng GV, thư viện và các phòng học Tin học, ở nhà họ đều có máy tính tại nhà riêng, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập, soạn bài. Trong 30 giáo viên TN, có 13 giáo viên (43,33%) có máy tính xách tay. Tất cả các máy vi tính này đều có thể kết nối Internet tốc độ cao hoặc 3G.

3.6.2.2. Mẫu đối chứng

Chúng tôi chọn 15 trường ở các vùng miền khác nhau trên địa bàn tỉnh BRVT tổ chức đối chứng (ĐC), (Bảng 3.4). Trong mỗi trường, cán bộ QL: Chọn 2 người là HT hoặc phó HT; Giáo viên: Chọn 2 người không phải là giáo viên dạy Tin học. Điều kiện về đội ngũ, TBDH về CNTT giữa các trường và các thành viên tham gia của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương.

Trong số 30 CBQL tham gia ĐC, ở trường họ đều có máy vi tính tại phòng làm việc, tại nhà riêng họ đều có máy vi tính phục vụ cho nghiên cứu, học tập và ứng dụng CNTT, cả 30 người đều có máy tính xách tay (Laptop), tất cả các máy vi tính này đều có thể kết nối Internet tốc độ cao hoặc 3G.

Trong số 30 giáo viên tham gia nhóm ĐC, có 14 người (46,67%) có máy tính xách tay. Tất cả các máy vi tính đều có thể kết nối Internet tốc độ cao hoặc 3G.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)