BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TI NỞ

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 131)

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho đội ngũ cán bộ QL và giáo viên nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong mỗi nhà trường THPT và trong toàn Ngành, từ đó đội ngũ CBQL, giáo viên sẽ có quyết tâm cao đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học và trong QL.

Một mặt, làm cho tập thể sư phạm thống nhất nhận thức đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới GD&ĐT, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng GD; mặt

131

khác, cần coi đây là thách thức CBQL và giáo viên cần phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi CBQL, giáo viên và của mỗi nhà trường trong thời hội nhập.

3.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT và HT trường THPT xây dựng kế hoạch chiến lược trong nhiều năm và những kế hoạch cụ thể thực hiện trong từng năm học, từng học kỳ, từng tháng và từng tuần, nhằm đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý cho tất cả cán bộ QL, giáo viên trong toàn Ngành và mỗi nhà trường.

Trước hết phải phân tích những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức của toàn Ngành và mỗi nhà trường, từ đó hoạch định được kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho đội ngũ phù hợp với thực tiễn của mỗi nhà trường, mỗi địa phương.

Người cán bộ quản lý giáo dục phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về việc ứng dụng CNTT trong trường THPT, phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi CBQL, GV đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL để nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng và hiệu quản QL của mỗi nhà trường.

Trong ứng dụng CNTT, người CBQL giáo dục phải làm cho đội ngũ thấy được vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và QL. CBQL, GV phải hiểu được ứng dụng CNTT là một xu thế, CNTT là những phương tiện dạy học, phương tiện quản lý mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học và QL. Từ đó đội ngũ CBQL, GV mới có ý thức tự giác, trách nhiệm cao và đem hết lòng nhiệt huyết của mình trong việc ứng dụng CNTT ở trường THPT.

Để làm tốt công tác nâng cao nhận thức về UDCNTT cho GV và các cấp QL từ sở GD&ĐT đến các trường THPT cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, cũng như các văn bản của Sở GD&ĐT về ứng dụng CNTT ở trường THPT đến tất cả CBQL, giáo viên, nhân

132

viên, HS cũng như cha mẹ HS trong các trường THPT. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của các cấp, thành những văn bản triển khai cụ thể ở mỗi địa phương, mỗi nhà trường THPT. Làm cho mọi người hiểu và thấm nhuần chủ trương ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính tích cực trong việc quyết tâm để thực hiện chủ trương UDCNTT ở trường THPT.

- Việc triển khai, phổ biến các văn bản về tăng cường UDCNTT có thể bằng nhiều hình thức như phổ biến trực tiếp trong các buổi học tập chính trị, sinh hoạt chuyên môn tập trung toàn trường; gửi các văn bản của cấp trên cũng như kế hoạch ứng dụng CNTT của trường về cho các tổ chuyên môn triển khai cho đội ngũ CBQL, GV; hướng dẫn CBQL, GV xem các văn bản trên trang web của nhà trường hay của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT...

- Thông qua các hoạt động chuyên môn cũng như các phong trào, tác động đến tư tưởng, tình cảm của mọi người, tạo ra động lực để thực hiện thành công mục tiêu ứng dụng CNTT. Dùng nhiều hình thức khác nhau như kích thích động viên, biện pháp QL hành chính… để lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn mọi người thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý ở từng địa phương, từng trường THPT có thể từng tổ chuyên môn, để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn dạy học và QL. Tổ chức các đợt hội giảng, thao giảng, các chuyên đề về ứng dụng CNTT. Qua đó, giúp CBQL, GV thấy được vai trò, ý nghĩa, tính ưu việt của việc ứng dụng CNTT, cũng như việc cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL ở trường THPT.

Khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, phải quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức, những tâm tư tình cảm, ý chí khắc phục khó khăn của mọi người để thực hiện mục tiêu ứng dụng CNTT đã đề ra. Kiểm tra phải có sự đánh giá theo từng thời gian nhất định. Việc đánh giá quá trình nhận thức của đội ngũ phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo. Dùng các biện pháp nêu gương, động viên thuyết phục là chủ yếu, hạn chế các biện pháp hành chính cưỡng bức.

133

Đặc biệt với đối tượng là các CBQL, GV có tuổi nghề cao có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong dạy học, việc tiếp nhận CNTT để ứng dụng của họ thường khó khăn hơn lớp trẻ.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)