Nhận thức về ứng dụng CNTT ở trường THPT

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 84)

Tổng hợp từ các phiếu điều tra nhận thức về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT hiện nay (TH.M1.1- Phụ lục 2) cho thấy: có 39,7% số người được hỏi cho rằng việc ứng dụng CNTT ở các trường THPT là rất cần thiết, 60,3% là cần thiết. Điều đó chứng tỏ rằng mọi người đều nhận thức đúng sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong trường THPT. Tuy nhiên, với các GV lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy thì họ thường “ngại” và “sợ” tiếp cận với vi tính, với các thiết bị dạy học hiện đại. Bởi vì, giáo viên lớn tuổi tiếp cận với cái mới thường khó khăn hơn, thao tác với máy tính lại chậm, vốn tiếng Anh thì còn nhiều hạn chế. Với các GV trẻ thì họ thường hăng hái, hào hứng, thế nhưng quan niệm của họ thường bị lệch lạc: họ cho rằng hễ ứng dụng CNTT là đã đổi mới PPDH rồi, thường thì họ “bê” nguyên nội dung sách giáo khoa lên để “trình chiếu” và HS thụ động để lĩnh hội những gì do thầy “bấm chuột” và trình chiếu trên màn hình. Hơn nữa, một số CBQL sợ bị hỏng các thiết bị CNTT hiện đại, đắt tiền, do đó đưa ra nhiều những quy định quá chặt chẽ trong quá trình sử dụng các thiết bị dạy học. Đó chính là những “rào cản” trong việc ứng dụng CNTT ở các trường THPT.

Theo Báo cáo của các địa phương trong Vùng: “Trong thời gian qua, đội ngũ CBQL và GV đều có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của việc UDCNTT trong dạy học. Một bộ phận GV giảng dạy có tâm huyết, được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng về CNTT có chất lượng, đã là lực lượng nòng cốt để thực hiện mục tiêu UDCNTT trong các hoạt động dạy học đạt hiệu quả” [51].

Như vậy có thể khẳng định rằng đội ngũ CBQL và GV nhận thức khá đúng đắn về tính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT, thế nhưng họ vẫn còn gặp những lúng túng về nội dung, cách thức ứng dụng và những “rào cản” xuất phát từ chủ

84 quan và khách quan.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)