Quản lý, quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 41)

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về QL. Sự cần thiết của hoạt động QL được C.Mác khẳng định: “…một nhạc sỹ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [36,tr.5].

Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận QL, khái niệm QL đã được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo những cách tiếp cận khác nhau.

Các nhà nghiên cứu lý luận Liên bang Nga cho rằng: QL một hệ thống xã hội, là khoa học, là nghệ thuật tác động vào hệ thống, chủ yếu là vào con người, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định [71; tr.9]; Hoặc: “QL là tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài chính) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bởi kết quả tối ưu về kinh tế – xã hội” [71; tr.9].

Các tác giả nghiên cứu QL phương Tây cũng có những định nghĩa QL rất cụ thể như: “QL chính là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [72; tr.25]. “QL là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà QL là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì QL là nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức thì QL là khoa học” [72; tr.25].

Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heniz Weihrich [72,tr.499] “lãnh đạo được xác định như là sự tác động, như một nghệ thuật, hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức”.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về QL. Theo từ điển Tiếng Việt: Quản lý là trông coi và giữ gìn; là tổ chức và điều

41

khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Lãnh đạo: là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện [63, tr. 544, 800].

Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “QL là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người QL, tổ chức QL) lên khách thể (đối tượng QL) về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [23; tr.7].

Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: “QL là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [30; tr.61].

Tác giả Bùi Trọng Tuân cho rằng: “QL là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sự vật, xã hội) thực hiện những chương trình mục đích hành động” [59;tr.5].

Các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “QL một hệ thống là quá trình tác động đến nó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà nhà QL mong muốn” [29;tr.225].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QL là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể QL đến đối tượng bị QL trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [47,tr.130].

Đối với giáo dục, theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường” [37,tr.37].

Đối với nhà trường: QLGD được hiểu là hệ thống những tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL đến tập thể GV, nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường bằng việc vận dụng các chức năng QL, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của nhà trường để đạt được mục tiêu đặt ra.

42

Từ những quan điểm trên, có thể rút ra một số điều khái quát là:

- QL là hoạt động tất yếu của những hệ thống có tổ chức, chủ yếu là tập thể (nhóm) người.

- QL bao giờ cũng hướng đích: có mục tiêu, có tổ chức, có các tác động tương ứng phù hợp nhằm hướng dẫn điều khiển những đối tượng QL để đạt tới những mục tiêu định sẵn.

- QL tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa chủ thể QL và đối tượng QL. Chủ thể QL tạo ra các tác động QL, còn đối tượng QL tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng, hiện thực hoá mục tiêu đã định và thoả mãn mục đích của nhà QL.

- QL là khoa học, là nghệ thuật sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả cao nhất mà chi phí thấp nhất.

- QL bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các thành phần: + Chủ thể QL (người QL, tổ chức QL) đề ra mục tiêu dẫn dắt điều khiển các đối tượng QL để đạt tới mục tiêu đã định sẵn.

+ Khách thể QL/đối tượng QL có thể là con người (được tổ chức thành một tập thể, một xã hội …), thế giới vô sinh (các thiết bị kĩ thuật) hoặc thế giới hữu sinh (vật nuôi, cây trồng…).

+ Cơ chế QL: Những phương thức mà nhờ đó hoạt động QL được thực hiện và quan hệ tương tác giữa chủ thể QL và khách thể QL được vận hành điều chỉnh.

+ Mục tiêu chung: Cho cả đối tượng QL và chủ thể QL là căn cứ để chủ thể QL tạo ra các hoạt động QL.

Từ những cách phát biểu dựa trên những góc độ tiếp cận khác nhau về QL, có thể hiểu quản lý trường học là những tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý trường học lên khách thể và đối tượng quản lý trong nhà trường bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục đích giáo dục.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)