Biện pháp 7: Phát triển các điều kiện và nguồn lực đảm bảo cho hoạt động

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 155)

hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng hệ thống TBDH về CNTT, đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu của ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ở trường THPT.

Giúp Giám đốc sở GD&ĐT, Hiệu trưởng trường THPT quản lý tốt hơn việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH về CNTT; xây dựng và quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ cho các hoạt động ứng dụng CNTT, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường THPT.

3.3.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

a). Xây dựng và quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT

+ Xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí thực hiện việc đầu tư trang bị TBDH về CNTT, hệ thống các phần mềm và kinh phí tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.

Dựa trên kế hoạch ứng dụng CNTT của sở GD&ĐT, của các trường THPT đã được phê duyệt, hàng năm, hàng quý và hàng tháng sở GD&ĐT, các trường THPT phải lập dự trù kinh phí để thực hiện việc đầu tư trang bị TBDH về CNTT, hệ thống các phần mềm và kinh phí tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý trong toàn Ngành cũng như tại mỗi trường, mỗi tổ, nhóm chuyên môn của trường THPT.

155

Kinh phí để thực hiện phải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, từ ngân sách nhà nước cấp, huy động từ đội ngũ CBQL, giáo viên, huy động từ các bậc phụ huynh học sinh và các nguồn xã hội hoá khác. Thực tế, kinh phí dành cho vấn đề này khá nhiều, mà kinh phí từ ngân sách nhà nước có hạn nên cần phải đẩy mạnh xã hội hoá nguồn lực đầu tư về CNTT, đặc biệt là nguồn kinh phí từ phụ huynh học sinh, từ các dự án tài trợ của các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ... Thực tiễn đã chứng minh, nếu Giám đốc sở GD&ĐT, HT trường THPT nào tranh thủ được nhiều nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách nhà nước thì sẽ xây dựng được hạ tầng, TBDH về CNTT đảm bảo tốt cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý của nhà trường THPT.

+ Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch kinh phí đầu tư trang bị TBDH về CNTT, hệ thống các phần mềm và kinh phí tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT. Dựa trên kế hoạch kinh phí đã được phê duyệt hoặc được hỗ trợ từ các nguồn xã hội hoá, ở cấp Sở GD&ĐT Giám đốc sở GD&ĐT, ở trường THPT hiệu trưởng trường THPT tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư, trang bị và các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như trong quản lý ở các trường THPT, để sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn kinh phí đã có được.

+ Thanh tra, kiểm tra công tác tài chính phục vụ các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý trường THPT. Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm giúp người CBQL thực hiện tốt kế hoạch kinh phí đã được phân bổ hoặc hỗ trợ, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực tài chính đã được trang cấp. Tránh và hạn chế các sai phạm, các hoạt động về tài chính làm hạn chế hiệu quả đầu tư cũng như hạn chế hiệu quả ứng dụng CNTT ở trường THPT.

b). Quản lý việc xây dựng, trang bị hệ thống TBDH về CNTT.

+ Xây dựng kế hoạch trang bị: Giám đốc sở GD&ĐT chỉ đạo các trường, HT các trường THPT tổ chức kiểm kê, đánh giá số lượng và chất lượng hệ thống TBDH về CNTT (kể cả các phần mềm, các bài giảng điện tử) mà nhà trường cũng như gia đình CBQL, giáo viên và học sinh có, mức độ đáp ứng yêu cầu sử dụng cho các hoạt động ứng dụng CNTT để dạy học và quản lý. Trước hết yêu cầu các tổ, nhóm

156

chuyên môn, các bộ phận (thư viện, phòng học bộ môn, phòng máy…) nêu rõ các yêu cầu cần thiết phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Từ đó Giám đốc sở GD&ĐT, HT xây dựng kế hoạch trang bị kịp thời theo các yêu cầu ứng dụng CNTT của toàn Ngành và của mỗi nhà trường THPT.

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện: Giám đốc sở GD&ĐT phân công các phó giám đốc, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ ở sở và phân công HT các trường THPT thực hiện các nhiệm vụ để tổ chức thực hiện, chỉ đạo các hoạt động xây dựng, trang bị hệ thống TBDH về CNTT. Hiệu trưởng trường THPT phân công các phó HT, các tổ chuyên môn, các giáo viên, các cán bộ phụ trách phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn, phòng máy… thực hiện các phần việc liên quan, theo kế hoạch đã xây dựng. Phối hợp với ngân hàng, tổ chức cho CBQL, giáo viên vay tiền (bằng tín chấp chữ kí của HT) mua máy vi tính.

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện: Giám đốc sở GD&ĐT, HT các trường THPT theo phân cấp, phân công các phòng chuyên môn, nghiệp vụ ở sở GD&ĐT, phân công HT trường THPT; HT trường THPT thông qua các phó HT, ban chuyên môn nhà trường, các tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá việc trang bị hệ thống TBDH về CNTT theo kế hoạch đã đề ra.

c). Quản lý việc sử dụng, bảo quản TBDH về CNTT.

TBDH về CNTT chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được sử dụng, bảo quản một cách có hiệu quả. CBQL, giáo viên chính là người lựa chọn, sử dụng hệ thống TBDH về CNTT, điều khiển quá trình sử dụng CNTT để ứng dụng trong dạy học và quản lý. Bởi vậy, Giám đốc sở GD&ĐT, HT trường THPT cần tổ chức, chỉ đạo CBQL, giáo viên thực hiện việc sử dụng, bảo quản hệ thống TBDH về CNTT theo các nội dung cụ thể sau:

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thống TBDH về CNTT, đặc biệt xây dựng kế hoạch sử dụng các phòng máy, phòng nghe nhìn một cách cụ thể, chi tiết, tránh hiện tượng để phòng không hoạt động hoặc “giành nhau” giữa các giáo viên, các tổ nhóm chuyên môn. Kế hoạch sử dụng phòng máy, phòng nghe nhìn cũng như các thiết bị về CNTT, phải được HT hoặc phó HT phê duyệt từ

157 đầu năm học.

+ Xây dựng nội quy sử dụng hệ thống TBDH về CNTT trong nhà trường. + Sở GD&ĐT, HT trường THPT tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, quản lý và bảo quản hệ thống TBDH về CNTT. Kịp thời động viên khuyến khích những cá nhân, đơn vị làm tốt, nhắc nhở, phê bình… đối với những đơn vị và cá nhân thực hiện không tốt.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)