3.6.4.1. Phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT của cán bộ quản lý và giáo viên
Để đánh giá kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT của cán bộ quản lý và giáo viên, chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu ở Chương 1. Các biểu hiện trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ quản lý và giáo viên, bao gồm 6 nội dung như sau:
- Kiến thức cơ bản về CNTT; - Kỹ năng sử dụng máy tính;
- Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet;
- Kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử hoặc các bảng, biểu quản lý; - Kỹ năng sử dụng các phần mềm QL, phần mềm dạy học;
- Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các hoạt động QL, hoạt động giảng dạy.
172 * Cách đánh giá 6 nội dung trên: 1). Thông qua bài kiểm tra:
- Kiến thức cơ bản về CNTT: với nội dung này chúng tôi có bài kiểm tra lý thuyết với hình thức trắc nghiệm (thời gian 30 phút);
- 5 nội dung còn lại chúng tôi có bài kiểm tra tổng hợp với hình thức thực hành. Đối với giáo viên thì yêu cầu xây dựng một bài giảng cụ thể và áp dụng bài giảng đó trên lớp học. Đối với cán bộ QL chúng tôi yêu cầu thực hiện một báo cáo tổng hợp về thực trạng CSVC, nhân lực CNTT, kế hoạch ứng dụng CNTT của nhà trường và tự trình bày báo cáo cho cả nhóm TN đối tượng là cán bộ QL và các giảng viên nghe.
Việc đánh giá các nội dung được thực hiện bởi tổ giảng viên (6 người) tại quyết định số 647/QĐ-SGD&ĐT ngày10/2/2012 của Sở GD&ĐT tỉnh BRVT (Phụ lục 3).
Để đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT, sở GD&ĐT tỉnh BRVT đã xây dựng Phiếu đánh giá giờ giảng cụ thể ở Phụ lục 3.
Kết quả đánh mỗi nội dung được chia thành 4 mức: + Tốt : 4 điểm; + Khá : 3 điểm; + Trung bình (TB) : 2 điểm; + Yếu : 1 điểm. 2). Thông qua phiếu tự đánh giá của đối tượng:
Căn cứ vào các biểu hiện kiến thức, kỹ năng về CNTT đã được xác định ở Chương 1, chúng tôi dùng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát các đối tượng tham gia thực nghiệm và đối chứng, mỗi nội dung được đánh giá bằng 4 mức độ và quy định cho điểm như sau (Phiếu hỏi M 1.6):
+ Tốt : 4 điểm; + Khá : 3 điểm; + Trung bình (TB) : 2 điểm; + Yếu : 1 điểm. * Cách tính toán các số liệu thực nghiệm:
Kết quả khảo sát sẽ được xử lý và phân tích theo công thức trong phần mềm Excel với các giá trị đặc trưng:
173 sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức:
n X n X = ∑ i i
Công thức tính giá trị trung bình trong phần mềm Excel là =Average(các tham số) - Phương sai: ( ) 1 2 2 − − =∑ n X X n S i i
- Độ lệch chuẩn S (ĐLC) - (Standarized deviation): cho biết độ phân tán quanh giá trị X được tính theo công thức ( )
1 2 − − = ∑ n X X n S i i S càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.
Công thức tính trong phần mềm Excel là: =Stdev(các tham số)
Để so sánh, đánh giá sự khác biệt về năng lực ứng dụng CNTT của 2 nhóm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm (Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT), đề tài sử dụng phương pháp kiểm định T-Student hay còn gọi là kiểm định T-Test. (Phương pháp này được trình bày chi tiết tại: Phụ lục Kiểm định T-Test. Phụ lục 3).
Giả sử sau khi đo lường các tiêu chí của 2 nhóm đối tượng ta có kết quả như sau: Nhóm 1 Nhóm 2 Số đối tượng n1 n2 Trung bình x1 x2 Phương sai 2 1 S S22 Độ lệch chuẩn S1 S2
- Sự khác biệt giá trị trung bình của 2 nhóm: d = x1 - x2 (1) - Sự khác biệt giữa S1 và S2 là không đáng kể
- Công thức T-Test được định nghĩa như sau: T= 2 2 2 1 2 1 n S n S d + (2)
174 T = n S S d 2 2 2 1 +
Như vậy giá trị tuyệt đối của T càng lớn, sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng càng nhiều. Nếu 2 nhóm là tương đương nhau (Không có sự khác biệt) sự phân phối ngẫu nhiên của T được dựa vào bảng 1 của Phụ lục Kiểm định T-Test (Phụ lục 3).
3.6.4.2. Đánh giá kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của CBQL, giáo viên được chọn mẫu tham gia TN và ĐC trước thực nghiệm
Trước khi tổ chức bồi dưỡng, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của các CBQL và giáo viên (theo phiếu hỏi M 1.6). Tổng cộng có 60 cán bộ quản lý và giáo viên nhóm thực nghiệm và 60 cán bộ quản lý và giáo viên nhóm ĐC được khảo sát. Kết quả tính toán được so sánh bởi Bảng 3.4.
Bảng 3.4: So sánh kiến thức, kỹ năng về CNTT của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi TN
TT Nội dung đánh giá
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Độ khác biệt Kiểm định T- Test ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC d T 1 Kiến thức cơ bản về CNTT 2,66 0,88 2,65 0,81 0,01 0,065 2 Kỹ năng sử dụng máy tính 2,71 0,81 2,72 0,76 -0,01 -0,070 3 Kỹ năng sử dụng và khai thác Internet 2,68 0,77 2,65 0,78 0,03 0,212 4
Kỹ năng thiết kế giáo án điện tử và thực hiện bài gảng điện tử, hoặc thiết kế các báo cáo, bảng biểu thống kê trong QL
2,65 0,79 2,63 0,88 0,02 0,131
5 Kỹ năng sử dụng phần mềm trong
QL hoặc trong dạy học 2,59 0,75 2,60 0,78 -0,01 -0,072
6
Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT (Projector, Scanner, máy chiếu vật thể, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số…) trong QL hoặc dạy học
175
Từ kết quả bảng so sánh (Bảng 3.4), dựa vào giá trị của d cho thấy nhóm TN và nhóm ĐC có sự khác nhau không đáng kể, tuy nhiên chưa đủ để kết luận là 2 nhóm tương đương nhau, để chắc chắn ta dựa vào thông số thứ 2 là giá trị của T- Test. Các giá trị tuyệt đối T-Test trong bảng trên đều nhỏ hơn 1 và nằm trong khoảng an toàn, chứng tỏ trình độ UDCNTT của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau. Các kết luận này cho phép tiến hành TN trên 2 nhóm đối tượng này đảm bảo tính khoa học cao.
Trong quá trình TN, CBQL, GV nhóm ĐC sẽ không được tập huấn nâng cao trình độ UDCNTT và Sở GD&ĐT, HT quản lý hoạt động QL, dạy học theo cách vẫn làm bình thường. Còn các trường, các đối tượng TN thì Sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ UDCNTT cho CBQL, GV nhóm TN. Kết thúc khoá bồi dưỡng, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích kết quảở cả 2 nhóm TN và ĐC.
3.6.4.3. Đánh giá kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của CBQL, giáo viên được chọn mẫu tham gia TN và ĐC sau thực nghiệm
Sau TN chúng tôi tiến hành khảo sát lại trình độ ứng dụng CNTT của 2 nhóm thông qua 2 bài kiểm tra (Phụ lục 3). Riêng nhóm TN chúng tôi sử dụng thêm phiếu hỏi để khảo sát và so sánh 2 cách đánh giá khác nhau cho nhóm thực nghiệm. Kết quả thể hiện ở các bảng sau (Bảng 3.5)
Phân tích các số liệu ở bảng trên (Bảng 3.5), ta thấy thông qua 2 cách khảo sát khác nhau nhưng cho kết quả giống nhau cả điểm trung bình và độ lệch chuẩn ở các nội dung 1, 4 và 6. Các nội dung còn lại có khác nhau nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Nội dung 2, 3: Sự chênh lệch là 0,01 đối với cả điểm trung bình và độ lệch chuẩn. Nội dung 5: Sự chênh lệch là 0,01 đối với điểm trung bình, giống nhau đối với độ lệch chuẩn.
Qua đó, chúng ta có thể khẳng định là việc khảo sát năng lực giáo viên thông qua phiếu hỏi cho kết quả khách quan và tương đương với việc khảo sát năng lực thông qua bài kiểm tra.
176
Bảng 3.5. So sánh 2 cách đánh giá của nhóm thực nghiệm
ĐTBKT :Là điểm trung bình các bài kiểm tra;ĐTBPH:Là điểm trung bình các phiếu hỏi ĐLCKT : Là độ lệch chuẩn bài kiểm tra; ĐLCPH : Là độ lệch chuẩn các phiếu hỏi
TT Nội dung đánh giá
Thông qua bài kiểm tra
Thông qua phiếu hỏi
ĐTBKT ĐLCKT ĐTBPH ĐLCPH 1 Kiến thức cơ bản về CNTT 3,03 0,71 3,03 0,71 2 Kỹ năng sử dụng máy tính 3,27 0,67 3,28 0,66 3 Kỹ năng sử dụng và khai thác Internet 3,12 0,63 3,11 0,62
4
Kỹ năng thiết kế giáo án điện tử và thực hiện bài gảng điện tử, hoặc thiết kế các báo cáo, bảng biểu thống kê trong quản lý
3,08 0,56 3,08 0,56
5 Kỹ năng sử dụng phần mềm trong quản lý hoặc trong
dạy học 3,03 0,65 3,04 0,65
6
Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT (Projector, Scanner, máy chiếu vật thể, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số…) trong quản lý hoặc dạy học
3,12 0,68 3,12 0,68
Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng kết quả khảo sát năng lực CNTT thông qua bài kiểm tra để so sánh 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và đối chứng, sau khi thực hiện công tác bồi dưỡng. Kết quả thể hiện ở bảng sau (Bảng 3.6).
Dựa vào các thông số tính toán ở trên, chúng tôi rút ra được những nhận xét sau:
+ Điểm trung bình các nội dung của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, độ lệch chuẩn tương ứng của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng nên số liệu ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao.
+ Độ khác biệt d giữa 2 nhóm cao hơn trước khi thực nghiệm.
Như vậy năng lực về CNTT của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên để kết quả có độ tin cậy cao hơn, số liệu cần được kiểm định thống kê.
177
Bảng 3.6. So sánh năng lực ứng dụng CNTT của 2 nhóm sau TN
TT Nội dung đánh giá
Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng Độ khác biệt Kiểm định T- Test ĐTBTN ĐLCT N ĐTBĐC ĐLCĐC d T 1 Kiến thức cơ bản về CNTT 3,03 0,71 2,68 0,76 0,35 2,61 2 Kỹ năng sử dụng máy tính 3,27 0,67 2,79 0,74 0,48 3,72 3 Kỹ năng sử dụng và khai thác Internet 3,12 0,63 2,75 0,72 0,37 3,00
4
Kỹ năng thiết kế giáo án điện tử và thực hiện bài gảng điện tử, hoặc thiết kế các báo cáo, bảng biểu thống kê trong quản lý
3,08 0,56 2,72 0,83 0,36 2,79
5 Kỹ năng sử dụng phần mềm trong quản
lý hoặc trong dạy học 3,03 0,65 2,67 0,75 0,36 2,81
6
Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT (Projector, Scanner, máy chiếu vật thể, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số…) trong quản lý hoặc dạy học
3,12 0,68 2,76 0,71 0,36 2,84
* Kiểm định T-Test
Giả thuyết µ0: Sự khác nhau giữa ĐTBTNvà ĐTBĐC là không có ý nghĩa thống kê (cho kết quả ngẫu nhiên không thực chất).
Giả thuyết µ1: Sự khác nhau giữa ĐTBTNvà ĐTBĐC là có ý nghĩa thống kê (Các tác động trong công tác quản lí của Sở GDĐT và HT các trường đối với việc bồi dưỡng làm cho trình độ ứng dụng CNTT của CBQL, GV được nâng lên.).
Sau khi có được giá trị T, ta so sánh nó với giá trị tới hạn Tαđược tra trong bảng Student (Phụ lục 3) ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTN + nĐC – 2
- Nếu T ≥ Tα thì bác bỏ giả thuyết µ0, chấp nhận giả thuyết µ1 - Nếu T ≤ Tα thì bác bỏ giả thuyết µ1, chấp nhận giả thuyết µ0
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 (Xác xuất 95%)và bậc tự do f với f = nTN + nĐC – 2 = 118, ta có Tα= 2.0
178
T1 = 2,61 ; Tα= 2.0 ; T1 > Tα T4 = 2,79 ; Tα= 2.0 ; T4 > Tα T2 = 3,72 ; Tα= 2.0 ; T2 > Tα T5 = 2,81 ; Tα= 2.0 ; T5 > Tα T3 = 3,00 ; Tα= 2.0 ; T3 > Tα T6 = 2,84 ; Tα= 2.0 ; T6 > Tα
Tất cả các Tiđều thỏa mãn Ti > Tα nên ta bác bỏ giả thuyết µ0, chấp nhận giả thuyết µ1, tức là sự khác nhau giữa ĐTBTNvà ĐTBĐC là có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ rằng, các tác động trong công tác quản lí của Sở GDĐT và HT các trường đối với việc bồi dưỡng làm cho trình độ ứng dụng CNTT của CBQL, GV được nâng lên.
Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, cũng như sau khi lớp bồi dưỡng tập trung đã kết thúc, Lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở và chính tác giả Luận án đã tiến hành nhiều hoạt động, gặp gỡ, trao đổi, thanh tra, kiểm tra, dự giờ, dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự họp với Lãnh đạo của các nhà trường tham gia TN và ĐC.
Thu thập các sản phẩm QL, các sản phẩm của GV, là các báo cáo, bảng biểu thống kê QL…, các giáo án, các phiếu dự giờ, các biên bản đánh giá giờ dạy của các tiết dạy có ứng dụng CNTT của CBQL, GV. Chúng tôi đã thu thập được 32 bài giảng điện tử E-learning của GV.
Thống kê kinh phí chi mua văn phòng phẩm (giấy, mực in…) trong năm 2013 của các trường tham gia TN và ĐC. Thống kê các sản phẩm QL có được nhờ UDCNTT của các trường tham gia TN và ĐC. Phát phiểu hỏi tham khảo về những lợi ích mang lại nhờ UDCNTT trong QL. Kết quả thu thập được thể hiện ở Bảng 3.7.
Dựa trên Bảng 3.7, chúng ta thấy kết quả nhóm thực nghiệm đã mang lại những hiệu quả tốt hơn nhiều so với nhóm đối chứng.
+ Trong quản lý: Nhờ sử dụng phần mền eOffice, các văn bản đi và đến được xử lý một cách nhanh chóng và rất hiệu quả (Chỉ cần thao tác trên máy bằng cú “nhắp chuột” là báo cáo được gửi đến nơi nhận, không phải gửi qua bưu điện). Các báo cáo của các trường TN đã thực hiện nộp về Sở một cách kịp thời, chính xác, đảm bảo các yêu cầu của hoạt động QL. Kinh phí chi mua sắm văn phòng phẩm đã giảm rất nhiều, vì việc xử lý chủ yếu trên máy tính, ít phải in ấn ra giấy. Việc xếp
179
thời khóa biểu của giáo viên, được thực hiện bằng phần mềm, vì vậy vừa nhanh, chính xác lại thỏa mãn khá tốt theo các yêu cầu đa dạng cá nhân của từng GV. Việc giải quyết các chế độ chính sách cho đội ngũ, như chi lương, nâng lương, thi đua khen thưởng… đều được sử dụng thông qua các phần mềm chuyên dụng, bởi vậy sự hài lòng của GV cao hơn hẳn ở các trường ĐC chưa thực hiện UDCNTT.
Bảng 3.7. So sánh kết quả ứng dụng CNTT giữa nhóm TN và nhóm ĐC
TT Nội dung Đơn vị Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
1 Số Báo cáo hàng tháng nộp về sở đúng lịch trong năm học 2012-2013: - Số lượng - Tỷ lệ Báo cáo % 150 100 98 65,33 2 Tiền chi mua giấy, mực in… bình
quân hàng tháng, trong năm 2013 Đ 3.457.600 5.960.583 3 Tỷ lệ giáo viên đồng tình với việc xếp
thời khóa biểu của trường % 96,5 65,7 4
Tỷ lệ giáo viên đồng tình với việc giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách của nhà giáo (chi lương hàng tháng, nâng lương, xét thi đua khen thưởng…)
% 95,6 63,7
5 Số giáo án điện tử thực hiện trong năm học Giáo án 810 (3 giáo án/1 GV/1 tháng) 105 6
Số tiết dạy có ứng dụng CNTT, được dự giờ đánh giá bằng Phiếu đánh giá
giờ dạy, trong đó: Tiết 60 32
- Giỏi Tiết % 35,0 21 21,87 7 - Khá Tiết % 39 65,0 16 50,0 - Trung bình Tiết % 0 0 9 28,13 7 Số bài giảng trực tuyến E-learning Bài 32 0
+ Đối với hoạt động dạy học: Kết quả cho thấy, sau khi TN số lượng giáo án,