MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 129)

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống

Hệ thống biện pháp phải giải quyết được những mâu thuẫn trong thực tiễn một cách hiệu quả; đảm bảo tính đồng bộ, cân đối, đồng thời phải xác định được yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ưu tiên hợp lý.

Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi xem xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển động, có cấu trúc xác định và vận chuyển nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống, đồng thời chính sự tương tác nội tại này đã sinh ra chất lượng toàn vẹn của hệ thống. Các biện pháp QL ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ có mối quan hệ và tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Nếu được triển khai thực hiện các biện pháp này một cách hệ thống, thì sẽ có tác dụng đến việc tổ chức và QL các hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT như là một hệ thống toàn vẹn. Tính hệ thống của các biện pháp QL ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ phải được thể hiện qua việc thực thi một cách đồng bộ, trong suốt quá trình tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong QL, trong dạy học ở các trường THPT.

129

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và bổ sung

Khi xây dựng biện pháp QL ứng dụng CNTT ở trường THPT của các sở GD&ĐT và HT các trường THPT, tác giả Luận án phải xem xét để phát huy, kế thừa những ưu điểm của những biện pháp QL đã có, đồng thời đề ra các biện pháp mới trên cơ sở rút kinh nghiệm những mặt QL còn hạn chế, thiếu sót, bổ sung hoàn thiện các biện pháp mới phù hợp và hiệu quả hơn. Những biện pháp này phải phù hợp, đảm bảo tính khách quan với những điều kiện cụ thể của thực tiễn mỗi địa phương, mỗi nhà trường THPT trong việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL ở các trường THPT. Coi trọng điều tra dự đoán, xem xét thực tiễn những điều kiện mang tính khả thi để góp phần thực hiện thành công các biện pháp QL đã đề ra. Các biện pháp phải được ý kiến thống nhất, đồng thuận về tính khả thi và triển khai sâu rộng đến các tổ chức, các bộ phận trong từng địa phương (tỉnh/thành phố), trong mỗi nhà trường THPT, để các biện pháp được thực hiện một cách đồng bộ. Biện pháp QL ứng dụng CNTT ở trường THPT phải giải quyết được những tồn tại, những bất cập, những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn QL ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng ĐNB.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Hệ thống biện pháp phải thiết thực, khả thi và phù hợp với khả năng thực tế quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học và trong QL tại các trường THPT vùng Đông Nam Bộ hiện nay. Nội dung biện pháp phải toàn diện, cân đối, đảm bảo được tính định hướng chung, định hướng chuyên sâu trong các hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT, phải nêu được những nội dung cần ưu tiên trong tổ chức thực hiện. Biện pháp phải được xây dựng dựa trên kế hoạch cụ thể trong các hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT, giải quyết được những vấn đề bất cập, những mặt tồn tại và phát huy những mặt mạnh trong hoạt động ứng dụng CNTT và QL ứng dụng CNTT ở mỗi trường THPT. Có biện pháp thực hiện ở từng trường THPT, từng tổ chuyên môn và cũng có biện pháp thực hiện ở mỗi sở GD&ĐT. Biện pháp ở cấp sở GD&ĐT để Giám đốc các sở GD&ĐT tổ chức thực hiện; biện pháp ở cấp trường, cấp tổ chuyên môn để HT các trường THPT tổ chức thực hiện ở mỗi nhà trường, tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, mỗi đơn vị

130 trường THPT.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này quy định các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ trong tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT từ cấp sở GD&ĐT đến các trường THPT, các tổ chuyên môn trong trường THPT và ngược lại. Tác động của các biện pháp phải ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động ứng dụng CNTT trong từng địa phương và mỗi nhà trường THPT trong từng địa phương. Ảnh hưởng của các biện pháp không chỉ trong QL hoạt động ứng dụng CNTT mà ngay cả trong các hoạt động giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và QL của CBQL. Đồng thời nó có tác dụng thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT. Các biện pháp phải có biện pháp mang tính trước mắt, hiện tại và có biện pháp lâu dài, để giải quyết những yêu cầu của công tác QL ứng dụng CNTT trong thời gian hiện tại và lâu dài, có tính chiến lược.

Các biện pháp đặt ra phải đáp ứng mục đích, mục tiêu của ứng dụng CNTT và QL ứng dụng CNTT ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT và nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

3.3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho đội ngũ cán bộ QL và giáo viên nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong mỗi nhà trường THPT và trong toàn Ngành, từ đó đội ngũ CBQL, giáo viên sẽ có quyết tâm cao đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học và trong QL.

Một mặt, làm cho tập thể sư phạm thống nhất nhận thức đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới GD&ĐT, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng GD; mặt

131

khác, cần coi đây là thách thức CBQL và giáo viên cần phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi CBQL, giáo viên và của mỗi nhà trường trong thời hội nhập.

3.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT và HT trường THPT xây dựng kế hoạch chiến lược trong nhiều năm và những kế hoạch cụ thể thực hiện trong từng năm học, từng học kỳ, từng tháng và từng tuần, nhằm đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý cho tất cả cán bộ QL, giáo viên trong toàn Ngành và mỗi nhà trường.

Trước hết phải phân tích những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức của toàn Ngành và mỗi nhà trường, từ đó hoạch định được kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho đội ngũ phù hợp với thực tiễn của mỗi nhà trường, mỗi địa phương.

Người cán bộ quản lý giáo dục phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về việc ứng dụng CNTT trong trường THPT, phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi CBQL, GV đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL để nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng và hiệu quản QL của mỗi nhà trường.

Trong ứng dụng CNTT, người CBQL giáo dục phải làm cho đội ngũ thấy được vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và QL. CBQL, GV phải hiểu được ứng dụng CNTT là một xu thế, CNTT là những phương tiện dạy học, phương tiện quản lý mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học và QL. Từ đó đội ngũ CBQL, GV mới có ý thức tự giác, trách nhiệm cao và đem hết lòng nhiệt huyết của mình trong việc ứng dụng CNTT ở trường THPT.

Để làm tốt công tác nâng cao nhận thức về UDCNTT cho GV và các cấp QL từ sở GD&ĐT đến các trường THPT cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, cũng như các văn bản của Sở GD&ĐT về ứng dụng CNTT ở trường THPT đến tất cả CBQL, giáo viên, nhân

132

viên, HS cũng như cha mẹ HS trong các trường THPT. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của các cấp, thành những văn bản triển khai cụ thể ở mỗi địa phương, mỗi nhà trường THPT. Làm cho mọi người hiểu và thấm nhuần chủ trương ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính tích cực trong việc quyết tâm để thực hiện chủ trương UDCNTT ở trường THPT.

- Việc triển khai, phổ biến các văn bản về tăng cường UDCNTT có thể bằng nhiều hình thức như phổ biến trực tiếp trong các buổi học tập chính trị, sinh hoạt chuyên môn tập trung toàn trường; gửi các văn bản của cấp trên cũng như kế hoạch ứng dụng CNTT của trường về cho các tổ chuyên môn triển khai cho đội ngũ CBQL, GV; hướng dẫn CBQL, GV xem các văn bản trên trang web của nhà trường hay của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT...

- Thông qua các hoạt động chuyên môn cũng như các phong trào, tác động đến tư tưởng, tình cảm của mọi người, tạo ra động lực để thực hiện thành công mục tiêu ứng dụng CNTT. Dùng nhiều hình thức khác nhau như kích thích động viên, biện pháp QL hành chính… để lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn mọi người thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý ở từng địa phương, từng trường THPT có thể từng tổ chuyên môn, để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn dạy học và QL. Tổ chức các đợt hội giảng, thao giảng, các chuyên đề về ứng dụng CNTT. Qua đó, giúp CBQL, GV thấy được vai trò, ý nghĩa, tính ưu việt của việc ứng dụng CNTT, cũng như việc cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL ở trường THPT.

Khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, phải quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức, những tâm tư tình cảm, ý chí khắc phục khó khăn của mọi người để thực hiện mục tiêu ứng dụng CNTT đã đề ra. Kiểm tra phải có sự đánh giá theo từng thời gian nhất định. Việc đánh giá quá trình nhận thức của đội ngũ phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo. Dùng các biện pháp nêu gương, động viên thuyết phục là chủ yếu, hạn chế các biện pháp hành chính cưỡng bức.

133

Đặc biệt với đối tượng là các CBQL, GV có tuổi nghề cao có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong dạy học, việc tiếp nhận CNTT để ứng dụng của họ thường khó khăn hơn lớp trẻ.

3.3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho đội ngũ CBQL và GV nhằm: Giúp họ sử dụng tốt CNTT trong dạy học và quản lý; tạo điều kiện giúp họ tự học, tự nghiên cứu để tự làm giàu vốn kiến thức và kỹ năng về CNTT; Nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ.

3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

GV là người hiện thực hóa các PPDH khi tiến hành các hoạt động dạy học trên lớp, đồng thời cũng là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Bởi vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng GV ngay tại nhà trường. Cách làm có hiệu quả nhất là thông qua các hoạt động học tập, rèn luyện ở tổ chuyên môn, nhất là hoạt động thực hành các kỹ năng sư phạm theo hướng đổi mới nhờ ứng dụng CNTT trong giờ lên lớp hàng ngày của GV. Hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT cụ thể ấy là góp phần thiết thực vào việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV. Đồng thời, khi trình độ người GV được nâng cao hơn thì quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý lại càng được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có chất lượng hơn.

Việc bồi dưỡng phải đảm bảo cho đội ngũ CBQL, GV có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT để phục vụ tốt cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL ở trường THPT.

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ, Sở GD&ĐT và HT các nhà trường dựa vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, và dựa vào những điều kiện cụ thể

134

của địa phương và mỗi nhà trường như: tình hình thực tế về trình độ và những kỹ năng sử dụng CNTT mà đội ngũ đã có được; nội dung công việc của các hoạt động QL, chương trình học trong trường THPT đặc biệt các nội dung có thể ứng dụng CNTT để QL, dạy học; tình hình TBDH về CNTT hiện có và có khả năng sẽ được đầu tư cho nhà trường; môi trường ứng dụng CNTT của địa phương, thiết bị về CNTT trong các gia đình CBGV nhân viên, các tụ điểm Internet mà GV có thể nghiên cứu và khai thác ở đó.

Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ được thể hiện ở nhiều loại khác nhau: kế hoạch thực hiện trong nhiều năm; kế hoạch cụ thể thực hiện trong từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần… Nội dung kế hoạch phải cụ thể chi tiết: trong mỗi giai đoạn bồi dưỡng cho những người nào, tổ nhóm chuyên môn hay đối tượng cụ thể nào, nội dung bồi dưỡng là gì, hình thức tổ chức ra sao, tổ chức ở đâu, người bồi dưỡng là ai, kinh phí thực hiện như thế nào ? …

Trong kế hoạch bồi dưỡng cần xác định việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV là nhiệm vụ thường xuyên của GV.

* Tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng

Giám đốc Sở GD&ĐT phân công phân nhiệm cụ thể cho các phòng chuyên môn ở Sở GD&ĐT và HT các trường; trong mỗi trường, HT phân công công việc cho từng thành viên, từng tổ nhóm chuyên môn đảm đương và chịu trách nhiệm trong từng phần việc cụ thể để thực hiện kế hoạch đã vạch ra. Các nội dung cụ thể phải tổ chức thực hiện gồm:

- Tổ chức khảo sát trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ CBQL và GV, trong đó chú trọng cả kiến thức lẫn kỹ năng về ứng dụng CNTT. Giám đốc sở, Hiệu trưởng cần giao nhiệm vụ này cho phòng CNTT, các GV bộ môn Tin học. Sau khi khảo sát, kiểm tra phải phân loại từng nhóm đối tượng CBQL, GV theo trình độ ứng dụng CNTT, để trên cơ sở đó có nội dung, hình thức bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng phù hợp.

- Tổ chức cho CBQL, GV đi học các lớp bồi dưỡng do Bộ, Sở tổ chức về CNTT ứng dụng trong dạy học, trong quản lý. Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu về nghiệp vụ dạy học, lý luận về ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý tại các tổ chuyên môn và ở nhà trường.

135

- Xen kẽ, lồng ghép vào các sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng trong tổ chuyên môn hoặc các kỳ hội giảng, hội thi GV dạy giỏi các cấp để tổ chức học tập về CNTT, rèn luyện tay nghề cho đội ngũ cán bộ GV. Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.

- Tùy theo đối tượng, Sở GD&ĐT, HT trường THPT mở các lớp Tin học để CBQL, GV theo học. Mở các lớp tin học cơ bản dành cho đối tượng CBQL, GV

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)