Bằng phương pháp điều tra bảng hỏi, chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng UDCNTT và quản lý UDCNTT ở trường THPT các tỉnh BRVT, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh trong các năm từ 2011 đến năm 2014. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và xây dựng các biện pháp quản lý UDCNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý UDCNTT ở các trường THPT trong vùng.
Nội dung điều tra, khảo sát bao gồm:
- Điều tra thực trạng UDCNTT ở các trường THPT vùng Đông Nam Bộ về nhận thức, năng lực UDCNTT, kết quả UDCNTT trong QL, trong dạy học;
- Điều tra thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng (TBDH) về CNTT phục vụ cho hoạt động UDCNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ;
- Điều tra thực trạng quản lý UDCNTT trong dạy học, trong QL, trong trang bị, bảo quản và sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các hoạt động UDCNTT ở trường THPT.
Bộ công cụ để khảo sát thực trạng gồm 2 phần:
76
2). Các phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá và ý kiến đóng góp về các nội dung của vấn đề nghiên cứu.
Mẫu phiếu điều tra bao gồm:
- Phiếu 1 (Mẫu 1.1, Phụ lục 1): Tham khảo ý kiến của CBQL và giáo viên ở Sở GD&ĐT, các trường THPT về “Thực trạng ứng dụng CNTT ở trường THPT”. Nội dung đánh giá nhận thức về tính cần thiết, năng lực CNTT, đầu tư hạ tầng CNTT, kết quả ứng dụng CNTT ở trường THPT trong dạy học và trong quản lý.
- Phiếu 2 (Mẫu 1.2, Phụ lục 1): Tham khảo ý kiến của CBQL và giáo viên ở Sở GD&ĐT, các trường THPT về “Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT”.
- Phiếu 3 (Mẫu 1.3, Phụ lục 1): Tham khảo ý kiến của CBQL ở Sở GD&ĐT và các trường THPT về “Thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT”.
- Phiếu 4 (Mẫu 1.4, Phụ lục 1): Tham khảo ý kiến của học sinh các trường THPT về “Thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở trường THPT”.
2.1.2.1. Chọn mẫu và đối tượng khảo sát
Bảng 2.3. Mẫu khảo sát và số lượng đối tượng khảo sát Đơn vị tính: Người
Địa phương Sở GD&ĐT - trường THPT CBQL Lãnh đạo Sở hoặc trường CBQL phòng hoặc tổ chuyên môn Giáo viên Học sinh Tổng số Bà Rịa – Vũng Tàu Sở GD&ĐT 1 9 10 THPT Xuyên Mộc 1 4 25 100 130 Hắc Dịch 1 4 25 100 130 Trần Nguyên Hãn 1 4 25 100 130 Bình Dương Sở GD&ĐT 1 9 10 Tân Phước Khánh 1 4 25 100 130
77 Tân Bình 1 4 25 100 130 Trịnh Hoài Đức 1 4 25 100 130 Bình Phước Sở GD&ĐT 1 9 10 Bù Đăng 1 4 25 100 130 Phước Bình 1 4 25 100 130 Hùng Vương 1 4 25 100 130 Đồng Nai Sở GD&ĐT 1 9 10 Long Khánh 1 4 25 100 130 Trần Phú 1 4 25 100 130 Lê Hồng Phong 1 4 25 100 130 Tây Ninh Sở GD&ĐT 1 9 10 Lý Thường Kiệt 1 4 25 100 130 Lương Thế Vinh 1 4 25 100 130 Nguyễn Thái Bình 1 4 25 100 130 TP. Hồ Chí Minh Sở GD&ĐT 1 9 10 Gò Vấp 1 4 25 100 130
Lương Văn Can 1 4 25 100 130
Ngô Thời Nhiệm 1 4 25 100 130
Tổng cộng 24 126 450 1800 2400
2.1.2.2. Quy ước về cách thức xử lý số liệu khảo sát thực trạng
* Trong các phiếu trưng cầu ý kiến về 4 mức độ thực hiện quy ước cụ thể như sau: - Thường xuyên/Hiệu quả/Tốt/Rất cần: 4 điểm;
- Thỉnh thoảng/Khá/Cần thiết : 3 điểm;
- Ít khi thực hiện/Trung bình/Chưa cần thiết: 2 điểm;
- Chưa bao giờ thực hiện/Không hiệu quả/Yếu/Không cần thiết: 1 điểm Mức điểm bình quân của mỗi nội dung: (4+3+2+1): 4 = 2,5 điểm.
78 4 1 1 i i i x x n N = = ∑
(Do phần mềm SPSS 11.5 for Windowsthực hiện).
Với xilà điểm được cho ứng với nội dung xi∈ {1,2,3,4} ni là số người cho điểm xinội dung tương ứng. N là tổng số người cho điểm từng nội dung.
* Trong các phiếu trưng cầu ý kiến về 3 mức độ thực hiện quy ước cụ thể như sau: - Mức độ 1: 3 điểm; - Mức độ 2: 2 điểm; - Mức độ 3 : 1 điểm
Mức điểm bình quân của mỗi nội dung: (3+2+1) : 3 = 2,0 điểm.
Công thức tính điểm trung bình (ĐTB) của mỗi nội dung được đánh giá: 3 1 1 i i i x x n N = = ∑
(Do phần mềm SPSS 11.5 for Windowsthực hiện).
Với xilà điểm được cho ứng với nội dung xi∈ {1,2,3}. ni là số người cho điểm xinội dung tương ứng. N là tổng số người cho điểm từng nội dung.
* Một số câu hỏi dùng trong thống kê số liệu (chỉ tính theo tỷ lệ phần trăm), để đánh giá thực trạng hoạt động cụ thể ở một số lĩnh vực, không cho điểm và không tính điểm trung bình.
* Ngoài phương pháp điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi tiến hành khảo sát bằng nghiên cứu sản phẩm hoạt động và phỏng vấn các chủ thể quản lý và giáo viên: - Nghiên cứu các văn bản lưu trữ của phòng CNTT, phòng Giáo dục trung học, phòng Kế hoạch tài chính, phòng Tổ chức cán bộ tại các sở GD&ĐT, bao gồm: các chủ trương, chính sách, kế hoạch và kết quả thực hiện liên quan đến ứng dụng CNTT và QL ứng dụng CNTT...
- Nghiên cứu tài liệu, văn bản lưu trữ của các trường, gồm: các bản kế hoạch có liên quan đến vấn đề UDCNTT và QL ứng dụng CNTT; các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn; các loại biên bản trong đó có biên bản họp hội đồng sư phạm, họp liên tịch, họp tổ chuyên môn bàn về các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
79
định, các tài liệu tham khảo mở rộng mà CBQL và giáo viên thu thập để phục vụ cho các hoạt động ứng dụng CNTT.
- Trao đổi trực tiếp với các CBQL, giáo viên và học sinh; quan sát các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy và học của GV và HS, các hoạt động QL ứng dụng CNTT của cán bộ QL ở các sở GD&ĐT và các trường THP bằng cách trực tiếp dự giờ, nghe đánh giá giờ dạy, dự một số buổi sinh hoạt tổ, sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT, xem bài kiểm tra của HS, xem xét hoạt động của các phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện.