Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT trong

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 152)

CNTT trong học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT trong học tập

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục cho học sinh động cơ, thái độ học tập, phương pháp học tập đúng đắn; tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng tự học, biết học và làm việc theo nhóm với sự hỗ trợ của CNTT, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của học sinh.

3.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Dựa vào điều kiện cụ thể của nhà trường về TBDH về CNTT, khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên và học sinh, điều kiện TBDH về CNTT của gia đình học sinh cũng như môi trường ứng dụng CNTT của địa bàn nhà trường đóng, HT xây dựng kế hoạch thực hiện biện pháp. Bao gồm: kế hoạch ứng dụng CNTT trong các hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp học, ở trong nhà trường, ở gia đình của học sinh và cả kế hoạch giúp học sinh học tập tại các trung tâm (các tụ điểm) Internet nơi mà các em học sinh sinh sống. Kế hoạch để các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chức thực hiện, QL và kiểm tra các hoạt động học tập của học sinh.

Chỉ đạo để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học. Kế hoạch của học sinh phải nêu rõ được mục tiêu cần phấn

152

đấu, có thời gian biểu và nội dung học tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, mỗi học kỳ và cả năm học. Trong kế hoạch phải chú ý đến các nội dung và biện pháp tự học và làm việc theo nhóm nhờ ứng dụng CNTT, cách chia sẻ tài liệu học tập cho nhau. Có kế hoạch cụ thể tự kiểm tra và kiểm tra lẫn nhau giữa các học sinh trong nhóm, đặc biệt các em, các nhóm có thể học với nhau qua mạng Internet.

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – gia đình và các tổ chức xã hội, trong việc tổ chức, chỉ đạo và QL quá trình học tập với CNTT của học sinh.

Một số nội dung QL chủ yếu của HT đối với hoạt động học tập của học sinh: Xây dựng nề nếp, thói quen học tập có sử dụng CNTT cho học sinh:

+ Trước hết, giáo dục hình thành cho học sinh động cơ, thái độ học tập có sử dụng CNTT một cách đúng đắn và ý thức học tập chuyên cần, chăm chỉ, ý chí vượt khó vươn lên. Con đường hình thành và giáo dục có thể thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, các hoạt động tập thể của trường, của lớp. Người tổ chức thực hiện có thể là HT, các Phó HT, tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp, hay đội học sinh tự quản…

+ Hình thành phương pháp học tập của học sinh. Việc hình thành phương pháp học tập hợp lý cho học sinh trước hết phải thông qua sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên bộ môn qua giờ học trên lớp, với tinh thần dạy học hướng vào người học, dạy cho người học phương pháp tự học nhờ ứng dụng CNTT. HT phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên có khả năng dạy học sinh phương pháp tự học nhờ ứng dụng CNTT, qua việc thiết kế bài học và cách tổ chức cho học sinh hoạt động trong giờ học. Hình thành phương pháp tự học ngay trên lớp, cụ thể như: cho học sinh tập diễn đạt ý nghĩ của mình, rèn luyện các kỹ năng ghi nhớ, làm theo, phân tích, tổng hợp và đánh giá; kỹ năng tự nghiên cứu; kỹ năng làm việc theo nhóm trên lớp cũng như ở nhà kết hợp với khai thác các ứng dụng của CNTT; kỹ năng tự đọc các tài liệu ở sách giáo khoa, sách tham khảo, dĩa CD, trên mạng Internet; kỹ năng sử dụng CNTT trong các hoạt động học tập. Ngoài ra tổ chức các câu lạc bộ bộ môn trên mạng như Toán, Vật Lý, Hóa học, Ngoại ngữ… các diễn đàn trên mạng (forum), hay tổ chức các buổi báo cáo kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong học tập của HS.

153

Phối hợp với cha mẹ học sinh quản lý hoạt động học tập ở nhà với CNTT của học sinh:

Hầu hết học sinh tham gia các hoạt động học tập, giáo dục ở nhà trường chỉ có một phần tư thời gian của mỗi ngày. Còn lại là thời gian học sinh chịu rất nhiều tác động và chịu sự quản lý của gia đình và xã hội. Việc học của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố hoàn cảnh kinh tế, truyền thống và phong tục tập quán của gia đình và địa phương cũng như môi trường ứng dụng CNTT khu vực mà các em sinh sống. Nhiều gia đình đã có máy vi tính - một số đã nối mạng Internet, phục vụ cho việc học tập của con em họ, thế nhưng công tác tổ chức quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của các em ở nhà thì phần lớn các bậc cha mẹ học sinh còn rất lúng túng. Do đó, quan tâm chỉ đạo và tổ chức việc học ở nhà của học sinh là một trong những biện pháp quản lý đảm bảo nâng cao chất lượng học tập. Biện pháp thực hiện bao gồm:

+ Phân tích tình hình học tập của học sinh và phân loại theo lớp và theo địa bàn cư trú (thôn – xóm), đồng thời tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm từng gia đình học sinh, gia đình các em có máy vi tính không, có được nối mạng Internet không ?

+ Triển khai việc xây dựng kế hoạch, nội dung QL học sinh học ở nhà, cơ chế phối hợp nhà trường – các lực lượng giáo dục ở địa phương và gia đình học sinh; xây dựng những nội quy, cách thức học tập với việc ứng dụng CNTT để học tập ở nhà, quy định về thời gian học sinh học ở nhà, và cách thức phối hợp để QL thời gian học tập của học sinh ở gia đình.

+ Phổ biến kế hoạch, nội dung quản lý rộng rãi trong học sinh, giáo viên, các lực lượng xã hội, các bậc phụ huynh.

+ HT chỉ đạo cho giáo viên bộ môn và các giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Nâng cao chất lượng và hiệu suất giờ lên lớp cũng như cách tổ chức cho học sinh học tập trên mạng, trên tinh thần chú ý cả ba đối tượng học sinh. Chú trọng

154

dạy học sinh phương pháp tìm tòi, khám phá tri thức, chú trọng tính “cá biệt hoá” của quá trình dạy học trên lớp, đặc biệt giao bài tập cho học sinh làm ở nhà qua mạng Internet.

+ Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục: Giáo viên bộ môn – Giáo viên chủ nhiệm; chuyên môn – Đoàn thanh niên; nhà trường – gia đình… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, giúp hoạt động học tập của học sinh ở trường cũng như ở nhà hay ngoài xã hội (tại các tụ điểm Internet, thư viện công cộng…) đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)