Biện pháp 8: Xây dựng môi trường và cơ chế phối hợp hoạt động của các lực

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 158)

của các lực lượng giáo dục trong quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT

3.3.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Phát huy vai trò, tác dụng của tổ chủ nhiệm cũng như các lực lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể khác ở trong và ngoài nhà trường. Phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội, tạo ra sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục, để thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học và trong quản lý trường THPT.

Khai thác tiềm năng và sức mạnh về TBDH về CNTT của phụ huynh học sinh và của xã hội, phục vụ cho mục tiêu ứng dụng CNTT ở trường THPT.

3.3.8.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp * Lập kế hoạch phối hợp:

Dựa trên kế hoạch chung về ứng dụng CNTT của trường THPT, Hiệu trưởng kết hợp với Chi Bộ Đảng chỉ đạo việc lập kế hoạch của các giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường như: kế hoạch của Công đoàn nhà trường, kế hoạch của Đoàn thanh niên, Hội thanh niên, Ban đại diện cha mẹ HS… Trong các bản kế hoạch phải chỉ ra những mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ và những biện pháp thực hiện cụ thể, phân công từng đơn vị và cá nhân thực hiện kế hoạch, thời gian thực hiện cụ thể, đặc biệt kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm và kế hoạch của các chi đoàn lớp, của Đoàn trường phải thể hiện những nội dung cụ thể như số lần tổ chức các hội thảo, ngoại khóa, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm học tập, cách thức chia sẻ các tư liệu học tập cho nhau giữa các nhóm học sinh… nhằm giúp đỡ, động viên khuyến khích, quá trình tự học nhờ ứng dụng CNTT của các lớp cũng như của từng nhóm, từng cá nhân học sinh.

158

Các yêu cầu về ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý phải được cụ thể hoá thành những quy định cụ thể về nội dung và hình thức hoạt động, đồng thời có những định hướng hướng dẫn thực hiện trong các văn bản kế hoạch của các cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức Chi đoàn lớp học, các tổ chức Công đoàn, Đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nội dung cụ thể của các quy định đó thường là:

. Những quy định về nề nếp sinh hoạt, hoạt động của học sinh; cách thức tổ chức QL học sinh học ở trên lớp học, đặc biệt là các tiết sinh hoạt đầu buổi học và tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhờ ứng dụng CNTT. Tránh các biểu hiện hình thức, chạy theo thành tích mà kết quả đạt được lại không thực chất.

. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của ban chấp hành chi đoàn lớp, ban chấp hành đoàn trường, ban đại diện cha mẹ học sinh… về cơ chế hoạt động phối hợp của các tổ chức nói trên.

Ứng dụng CNTT trong dạy học, không chỉ ứng dụng trong giảng dạy của thầy mà phải tiến hành ứng dụng trong học tập của trò ở trong khuôn viên nhà trường và bên ngoài nhà trường. Quá trình học tập của học sinh ở trong khuôn viên nhà trường chủ yếu do giáo viên trực tiếp quản lý, thế nhưng ở nhà quá trình này chủ yếu là cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên để thực hiện. Bởi vậy HT phải có kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Kế hoạch này phải được bàn bạc và có ý kiến tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, và của nhà trường, nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện. Kế hoạch phối hợp phải cụ thể rõ ràng, từ nội dung thực hiện đến hình thức phối hợp giáo dục và QL giúp học sinh học tập với CNTT một cách tự giác, tích cực, sáng tạo và có hiệu quả cao.

* Tổ chức, lãnh đạo thực hiện sự phối hợp:

Phân công rạch ròi nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm cũng như của các chi đoàn, đoàn trường, của ban đại diện cha mẹ học sinh. Thống nhất kế hoạch phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức chi đoàn lớp và tổ chức Đoàn

159

trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, trong từng thời gian cụ thể của năm học, đặc biệt kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra của các nhóm học trong các chi đoàn lớp phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp.

Trong tổ chức thực hiện cần chú trọng đến hình thức tổ chức các hoạt động, phải phong phú và đa dạng, như: tham quan, vui chơi giải trí, tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong môi trường có ứng dụng CNTT, thông qua đó giáo dục cho học sinh tinh thần và thái độ học tập với CNTT một cách có hiệu quả. HT thông qua kế hoạch hoạt động chung của nhà trường hàng tuần, hàng tháng chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức chi đoàn lớp, Đoàn trường thực hiện kế hoạch của mỗi tổ chức, cá nhân đã đề ra. Quan tâm đến việc đổi mới các hình thức tổ chức thực hiện, nhằm thu hút học sinh tích cực hưởng ứng trên tinh thần tự giác cao, tránh sự nhàm chán trong học sinh.

Thông qua các kỳ đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong ban đại diện có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, với lãnh đạo nhà trường trong từng công việc cụ thể. Tổ chức các hội nghị theo chuyên đề, hội thảo, tư vấn cho cha mẹ học sinh trong vấn đề giúp học sinh học tập ở nhà với CNTT một cách hiệu quả. Các chuyên gia tư vấn có thể là lãnh đạo nhà trường, các nhà sư phạm, các vị phụ huynh học sinh có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý con em của họ học tập tốt với CNTT…

* Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp:

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua tập thể và các nhóm, các cá nhân học sinh, chú trọng các tiêu chí nhằm khuyến khích động viên các tập thể và cá nhân tích cực ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy học.

Biện pháp kiểm tra có thể là đột xuất, không báo trước, kiểm tra định kỳ hàng ngày, hàng tuần thông qua đội trực của Đoàn trường, hoặc kiểm tra của HT, các phó HT hay ban chuyên môn của nhà trường. Tiến hành kiểm tra, đánh giá và xếp loại thi đua hàng tuần, hàng tháng, mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học. Công khai xếp loại, có các hình thức kích thích động viên như trao cờ thi đua cho lớp được xếp hạng nhất, nhì, ba trong mỗi tháng thi đua.

160

Thông qua kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, giữa các giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, của các lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong từng thời gian cụ thể. Định kỳ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh kết hợp với các cơ quan, các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Công an, Phòng văn hóa thông tin, Hội phụ nữ, tổ dân phố, Hội cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học… có kế hoạch kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở nhà, ở các tụ điểm Internet, để nắm bắt tình hình ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)