Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT cho đội ngũ

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 134)

cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho đội ngũ CBQL và GV nhằm: Giúp họ sử dụng tốt CNTT trong dạy học và quản lý; tạo điều kiện giúp họ tự học, tự nghiên cứu để tự làm giàu vốn kiến thức và kỹ năng về CNTT; Nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ.

3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

GV là người hiện thực hóa các PPDH khi tiến hành các hoạt động dạy học trên lớp, đồng thời cũng là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Bởi vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng GV ngay tại nhà trường. Cách làm có hiệu quả nhất là thông qua các hoạt động học tập, rèn luyện ở tổ chuyên môn, nhất là hoạt động thực hành các kỹ năng sư phạm theo hướng đổi mới nhờ ứng dụng CNTT trong giờ lên lớp hàng ngày của GV. Hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT cụ thể ấy là góp phần thiết thực vào việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV. Đồng thời, khi trình độ người GV được nâng cao hơn thì quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý lại càng được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có chất lượng hơn.

Việc bồi dưỡng phải đảm bảo cho đội ngũ CBQL, GV có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT để phục vụ tốt cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL ở trường THPT.

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ, Sở GD&ĐT và HT các nhà trường dựa vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, và dựa vào những điều kiện cụ thể

134

của địa phương và mỗi nhà trường như: tình hình thực tế về trình độ và những kỹ năng sử dụng CNTT mà đội ngũ đã có được; nội dung công việc của các hoạt động QL, chương trình học trong trường THPT đặc biệt các nội dung có thể ứng dụng CNTT để QL, dạy học; tình hình TBDH về CNTT hiện có và có khả năng sẽ được đầu tư cho nhà trường; môi trường ứng dụng CNTT của địa phương, thiết bị về CNTT trong các gia đình CBGV nhân viên, các tụ điểm Internet mà GV có thể nghiên cứu và khai thác ở đó.

Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ được thể hiện ở nhiều loại khác nhau: kế hoạch thực hiện trong nhiều năm; kế hoạch cụ thể thực hiện trong từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần… Nội dung kế hoạch phải cụ thể chi tiết: trong mỗi giai đoạn bồi dưỡng cho những người nào, tổ nhóm chuyên môn hay đối tượng cụ thể nào, nội dung bồi dưỡng là gì, hình thức tổ chức ra sao, tổ chức ở đâu, người bồi dưỡng là ai, kinh phí thực hiện như thế nào ? …

Trong kế hoạch bồi dưỡng cần xác định việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV là nhiệm vụ thường xuyên của GV.

* Tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng

Giám đốc Sở GD&ĐT phân công phân nhiệm cụ thể cho các phòng chuyên môn ở Sở GD&ĐT và HT các trường; trong mỗi trường, HT phân công công việc cho từng thành viên, từng tổ nhóm chuyên môn đảm đương và chịu trách nhiệm trong từng phần việc cụ thể để thực hiện kế hoạch đã vạch ra. Các nội dung cụ thể phải tổ chức thực hiện gồm:

- Tổ chức khảo sát trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ CBQL và GV, trong đó chú trọng cả kiến thức lẫn kỹ năng về ứng dụng CNTT. Giám đốc sở, Hiệu trưởng cần giao nhiệm vụ này cho phòng CNTT, các GV bộ môn Tin học. Sau khi khảo sát, kiểm tra phải phân loại từng nhóm đối tượng CBQL, GV theo trình độ ứng dụng CNTT, để trên cơ sở đó có nội dung, hình thức bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng phù hợp.

- Tổ chức cho CBQL, GV đi học các lớp bồi dưỡng do Bộ, Sở tổ chức về CNTT ứng dụng trong dạy học, trong quản lý. Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu về nghiệp vụ dạy học, lý luận về ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý tại các tổ chuyên môn và ở nhà trường.

135

- Xen kẽ, lồng ghép vào các sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng trong tổ chuyên môn hoặc các kỳ hội giảng, hội thi GV dạy giỏi các cấp để tổ chức học tập về CNTT, rèn luyện tay nghề cho đội ngũ cán bộ GV. Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.

- Tùy theo đối tượng, Sở GD&ĐT, HT trường THPT mở các lớp Tin học để CBQL, GV theo học. Mở các lớp tin học cơ bản dành cho đối tượng CBQL, GV mới ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL; các lớp tin học nâng cao, các chuyên đề dành cho đối tượng CBQL, GV cần nâng cao trình độ, kỹ thuật chuyên sâu về CNTT để ứng dụng một cách hiệu quả trong dạy học, trong QL. Sử dụng phòng CNTT, GV Tin học nghiên cứu biên soạn nội dung bồi dưỡng, đồng thời làm lực lượng nòng cốt để giảng dạy và hướng dẫn cho CBQL, GV các bộ môn khác cách sử dụng các phần mềm dạy học, phần mềm QL, sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ cho giảng dạy và QL. Chỉ đạo phòng CNTT, GV tin học biên soạn chương trình giảng dạy đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với từng đối tượng GV giúp họ ứng dụng tốt vào chuyên môn, nghiêp vụ của mình.

- Tổ chức các lớp học mang tính bắt buộc đối với những người trẻ để trong một thời gian ngắn họ có thể có được các chứng chỉ về tin học trình độ A, B, C. Xem những chứng chỉ này là những điều kiện cần thiết để xét các danh hiệu thi đua cho đội ngũ CBQL, GV trẻ.

Trong giai đoạn trước mắt, Sở GD&ĐT và các trường THPT phải tổ chức bồi dưỡng những tri thức và rèn luyện các kỹ năng cho CBQL, GV trong nhà trường tối thiểu phải đảm bảo được các phần mềm như: Word; Excel; PowerPoint; Publisher; MathType; Cabri-géomètre; Flash; Windows Media Player; Acrobat Reader; Blaza Media Convert; Adobe Premiere 6.0... một số phần mềm hỗ trợ dạy học môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Tiếng Anh…

Các kỹ năng cần rèn luyện: Kỹ năng sử dụng máy vi tính, Projector, máy chiếu vật thể, máy Scanner, Camera, Bảng tương tác thông minh… đặc biệt phải rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại với các

136

thiết bị dạy học truyền thống (các thí nghiệm thật) - kể cả bảng đen và phấn trắng trong các bài giảng. Kỹ năng sử dụng Internet và thói quen khai thác, chia sẽ các tài nguyên trên mạng.

Sở GD&ĐT chỉ đạo HT các trường, HT mỗi trường chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện các nội dung cần phải bồi dưỡng cho đội ngũ theo kế hoạch đã xây dựng. Quan tâm chỉ đạo xây dựng các gương điển hình tốt, lấy đó làm hạt giống của phong trào nhân rộng ra trong toàn trường, toàn tỉnh. Có các biện pháp quan tâm giúp đỡ kèm cặp những người lớn tuổi, họ có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy các bộ môn văn hóa, nhưng về CNTT, vốn tiếng Anh của họ và khả năng tiếp cận với công nghệ mới họ thường chậm hơn đội ngũ GV trẻ.

- Khi tổ chức các lớp bồi dưỡng đảm bảo, không làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy thường xuyên của GV. Phải tổ chức các lớp vào cả buổi sáng lẫn buổi chiều để GV dạy buổi chiều hoặc buổi sáng đều có thể tham dự. Với việc tổ chức các lớp bồi dưỡng vào những thời gian hợp lý như thế, CBQL, GV sẽ có điều kiện tham gia đầy đủ, giúp tổ chức thành công các lớp bồi dưỡng.

- Tổ chức các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL để CBQL, GV tham gia thực hành, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Sở GD&ĐT, HT các trường cần khuyến khích để CBQL, GV mạnh dạn phổ biến những sáng kiến, sản phẩm của mình trong việc ứng dụng CNTT cho các đồng nghiệp. Xem đây là một trong những nội dung chính trong các buổi báo cáo, sinh hoạt này. Qua đó, tạo không khí trao đổi gần gũi, học tập sôi nổi lẫn nhau trong đội ngũ CBQL và GV.

- Bên cạnh việc sử dụng đội ngũ GV Tin học để bồi dưỡng, Sở GD&ĐT, hiệu trưởng các trường cũng thường xuyên mời các chuyên gia là CBQL, GV giỏi ứng dụng CNTT về tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ. Nội dung, hình thức bồi dưỡng này cũng phải phù hợp theo nhóm đối tượng CBQL, GV. Qua đó, đội ngũ thấy được mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học, trong QL ở các trường THPT tại thời điểm hiện tại và xác định trình độ ứng dụng CNTT của bản thân ở mức độ nào. Từ đó CBQL, GV mới có sự quyết tâm phấn đấu tham gia bồi dưỡng để nâng cao trình độ ứng dụng CNTT của bản thân.

137

- Xây dựng phong trào tự học, tự rèn luyện về CNTT trong các tổ chuyên môn cũng như trong từng tập thể sư phạm ở mỗi nhà trường. Tạo ra một môi trường giao lưu học tập lẫn nhau, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm hay, kinh nghiệm quý giữa các thành viên trong mỗi trường cũng như giữa mọi người trong từng trường với các trường khác trên địa bàn tỉnh nhà và ở các tỉnh bạn, thông qua con đường chủ yếu là Internet. Dần dần tạo thành thói quen giao lưu trao đổi và học tập lẫn nhau trên mạng Internet – hình thành mô hình “Nhà trường với không gian điện tử”.

Việc tập huấn, bồi dưỡng nên kết hợp sử dụng hình thức giảng dạy trên lớp theo truyền thống với hình thức trực tuyến (online), học điện tử (E-learning) để CBQL, GV chủ động về mặt thời gian khi đăng ký tham gia, đồng thời đảm bảo nhu cầu cũng như khả năng của từng đối tượng CBQL, GV khi học tập nâng cao trình độ về CNTT. Đây là hình thức tập huấn, bồi dưỡng mới, khai thác những ưu thế của CNTT, đặc biệt là sử dụng hệ thống máy tính, mạng Internet để tổ chức thực hiện quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Toàn bộ nội dung dạy học được lưu trữ và chuyển tải trên hệ thống máy tính và mạng Internet. CBQL, GV có thể tham khảo nội dung bài giảng, tài liệu học tập cũng như trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Với hình thức này sẽ giúp cho việc học tập của đôi ngũ nhanh hơn, chi phí thấp hơn. Tăng cơ hội, khả năng tham gia học tập cho CBQL, GV. Nội dung học tập thường xuyên được cập nhật, do đó luôn luôn đảm bảo được tính mới mẻ, hiện đại. Qua hình thức này CBQL, GV có thể hình dung và tự đúc kết được những kinh nghiêm mới cho bản thân mình khi ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học và QL.

Chỉ đạo các hoạt động tự bồi dưỡng

Trong giai đoạn hiện nay, KH-CN phát triển như vũ bão, đặc biệt sự phát triển nhanh chóng của CNTT, người CBQL không thể tổ chức để dạy cho đội ngũ CBQL, GV tất cả các kiến thức và kỹ năng về CNTT. Điều có thể làm được đó là cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng cơ bản về CNTT, cung cấp cho họ phương pháp tự học, tự nghiên cứu, từ đó họ tự hoàn thiện bản thân đáp ứng với những yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp và cuộc sống.

138

Vì vậy sở GD&ĐT, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo đội ngũ CBQL, GV tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ về CNTT. Hiệu trưởng phải sắp xếp thời khóa biểu cho CBQL, GV thật hợp lý để tạo điều kiện về thời gian cho họ trong nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu ứng dụng CNTT.

Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng cần có định hướng những vấn đề nghiên cứu một cách thiết thực, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến công việc mà CBQL, GV phụ trách. Đồng thời cần tạo điều kiện, môi trường tốt để CBQL, GV nghiên cứu, cụ thể như:

- Xây dựng hệ thống mạng máy tính có kết nối Internet, CBQL, GV sẽ có nhiều cơ hội để tự học, tự nghiên cứu. Đội ngũ CBQL, GV có thể tra cứu, khai thác nguồn tài nguyên tri thức khổng lồ của nhân loại, trao đổi với đồng nghiệp thông qua mạng...

- Xây dựng website của sở, của mỗi trường THPT, trong đó có kho tư liệu điện tử chứa các học liệu điện tử để CBQL, GV tham khảo như: giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng trong dạy học, QL...

- Xây dựng thư viện có các tài liệu, sách, tạp chí, đĩa CD... về CNTT, đặc biệt là sách điện tử, các website ...

* Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng:

Phải có kế hoạch cụ thể kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện trong từng thời gian nhất định. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ được đưa vào để đánh giá kết quả phấn đấu của từng cá nhân cũng như từng tổ chuyên môn, từng trường THPT. Đặc biệt sử dụng kết quả đó để xét thi đua cho những đối tượng GV còn trẻ, lấy đó làm các tiêu chí cần thiết khi xem xét ưu tiên, ưu đãi các chế độ chính sách cho nhà giáo, tạo ra động lực cho quá trình đổi mới.

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)