Thông qua việc trao đổi với GV, dự sinh hoạt với 18 tổ chuyên môn (mỗi trường 1 tổ), phát 600 phiếu hỏi trong đó có 72 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, 450 giáo viên, nghiên cứu hồ sơ sổ sách chuyên môn của 18 tổ (mỗi trường 1 tổ), chúng tôi nhận thấy rằng:
Dựa trên các văn bản chỉ đạo của cấp trên về ứng dụng CNTT trong dạy học, hầu hết các HT đã quy định và hướng dẫn việc thực hiện nề nếp, kỷ cương trong dạy học, từ khâu soạn bài, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, giờ dạy trên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Song trong kế hoạch của trường, việc đưa ra các tiêu chí cụ thể về ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy học vào quy định chuyên môn còn rất hạn chế. Việc tổ chức các hội thảo, hội thi, hội giảng có ứng dụng CNTT nhằm đổi mới PPDH, có thể nói đây là một mặt mạnh của các trường THPT trong vùng. Các trường thường tổ chức thao giảng ở các bộ môn, đặc
104
biệt chú ý đến các bài dạy có tích hợp ứng dụng CNTT, mỗi trường ít nhất 1 tiết (hoặc 1 buổi) cho 1 môn trong mỗi tháng.
Việc rèn luyện các kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học đang thực hiện ở mức mới bắt đầu, còn nhiều nội dung cần phải cải tiến. Từ việc soạn bài lên lớp, đến việc khai thác các phần mềm dạy học hay khai thác các bài giảng điện tử tốn kém nguồn nhân lực, vật lực và tài lực, thế nhưng việc QL nó lại chưa có những quy định cụ thể. Mỗi bài giảng điện tử, mỗi phần mềm viết ra hầu như chỉ dành cho một hoặc một vài GV sử dụng và sử dụng cũng chỉ một vài lần, nó không được chia sẻ cho nhiều GV cho nhiều lớp học cùng được hưởng.
Hơn nữa, các HT chưa xây dựng được quy trình để thiết kế kế hao5ch bài học có ứng dụng CNTT một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường. Các giáo án điện tử hay các bài giảng điện tử cũng mới thực hiện ở mức đơn giản, các tiết dạy học có ứng dụng CNTT cũng chỉ dùng PPDH thuyết trình, giảng giải là chủ yếu. Chưa có nhiều giờ giảng được tổ chức ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH một cách hiệu quả theo hướng tạo môi trường học tập cộng tác, HS là người trình bày, đề xuất cách giải quyết vấn đề; thầy giáo là người làm trọng tài, là người hướng dẫn HS tự giác, tích cực, sáng tạo tìm tòi để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ. Các tổ chuyên môn đều đã xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn rất đầy đủ. Trong các kế hoạch của tổ chuyên môn, việc cụ thể hóa các chế định GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong dạy học thành những quy định nội bộ đã được tổ chuyên môn quan tâm, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, các chỉ tiêu về ứng dụng CNTT trong dạy học đã được đưa vào kế hoạch năm, tháng, tuần của tổ, song cũng còn nhiều trường thực hiện ở mức trung bình và chưa làm.
Mặc dầu Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và GV những tri thức, kỹ năng về CNTT, thế nhưng các tổ chuyên môn lại thiếu đi các hoạt động nhằm tổ chức cho đội ngũ được thực hành thể hiện các tri thức và kỹ năng về CNTT trong dạy học một cách khoa học, có tổ chức, có kế hoạch. Các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học thường được thực hiện theo ngẫu hứng, tuỳ tiện, không có những quy trình hướng dẫn cho GV thực hiện, từ
105
khâu ứng dụng CNTT trong soạn giáo án, đến khâu giảng bài trên lớp hay hướng dẫn HS ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp học tập, thiếu tính kế hoạch, thiếu sự tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện.
Bảng 2.13. Đánh giá hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên ở các trường THPT
TT Nội dung các vấn đề trong phiếu hỏi
Mức cần thiết
ĐTB Hiệu quả thực hiện ĐTB
a b c d Tốt Khá TB Y 1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học. SL 541 59 0 0 3,90 104 158 181 157 2,35 TL % 90,1 9,9 0 0 17,4 26,3 30,1 26,2 2 Tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học. SL 535 65 0 0 3,89 62 79 458 0 2,34 TL % 89,1 10,9 0 0 10,4 13,2 76,4 0 3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học. SL 529 71 0 0 3,88 63 122 415 0 2,41 TL % 88,2 11,8 0 0 10,5 20,4 69,1 0 4
Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của các tổ chuyên môn và các giáo viên . SL 442 158 0 0 3,74 61 175 364 0 2,49 TL % 73,6 26,4 0 0 10,1 29,2 60,7 0
Kết quả khảo sát cho thấy trong xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, có: 90,1% đánh giá là rất cần thiết, 9,9% cho rằng là cần thiết, điểm trung bình là 3,90; thế nhưng việc thực hiện xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên chỉ có 17,4% đánh giá là tốt, 26,3% là khá, 30,1% là trung bình và có đến 26,2% cho rằng chưa xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, điểm trung bình là 2,35.
Việc tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, kết quả khảo sát cho thấy trong tổ chức thực hiện, có: 89,1% đánh giá là rất cần thiết, 10,9% cho rằng là cần thiết, điểm trung bình là 3,89; việc tổ chức thực hiện các hoạt
106
động ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên có 10,4% đánh giá là tốt, 13,2% đánh giá là khá và 76,4% là trung bình, không có ý kiến nào đánh giá là chưa tổ chức thực hiện, điểm trung bình là 2,34.
Công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên: 88,2% đánh giá là rất cần thiết, 11,8% cho rằng là cần thiết, điểm trung bình là 3,88. Thế nhưng việc thực hiện chỉ đạo các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên chỉ có 10,5% đánh giá là tốt, 20,4% là khá, 69,1% đánh giá là trung bình và không có ý kiến nào đánh giá là chưa có chỉ đạo các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, điểm trung bình là 2,41.
Qua kết quả khảo sát cho thấy trong kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, có 73,6% đánh giá là rất cần thiết, 26,4% cho rằng là cần thiết, điểm trung bình là 3,74. Trong thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên thì có 10,1% đánh giá là tốt, 29,2% là khá, 60,7% là trung bình và không có ý kiến nào đánh giá là chưa có kiểm tra, đánh giá các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, điểm trung bình là 2,49. (TH.M1.2 – Phụ lục 2).