Triệu chứng hệ thần kinh

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 54 - 55)

XI Dây thần kinh gai N accessorius Quay đầu, so vai IDây thần kinh hạ thiệtN hypoglossusVận động lỡ

2. Triệu chứng hệ thần kinh

2.1. Triệu chứng toàn thân

Ngời bệnh mệt mỏi, vẻ mặt bơ phờ, môi khô, lỡi bự, khát nớc, đái ít, đau nhức toàn thân. Có thể sốt cao, mạch chậm không đều, da và niêm mạc khô nóng, ăn uống kém.

2.2. Triệu chứng não toàn bộ2.2.1. Các triệu chứng chức năng 2.2.1. Các triệu chứng chức năng

— Nhức đầu là triệu chứng hay gặp nhất, có khi lan xuống dọc cột sống. Đau đầu thờng ở trán và sau gáy, đau tăng khi có tiếng động và ánh sáng nên bệnh nhân thờng quay mặt vào phía tối. Cờng độ đau mạnh, nhức nhối, có lúc nh muốn vỡ tung hộp sọ, đôi khi ngời bệnh hôn mê vẫn rên rỉ, trẻ em thờng đang ngủ bỗng nhiên kêu thét (tiếng thét màng não).

— Nôn vọt dễ dàng, không liên quan đến thức ăn, thờng đột ngột, không lợm giọng, không có buồn nôn báo trớc.

— Táo bón nhng không kèm theo trớng bụng, thờng gặp trong hội chứng màng não bán cấp.

2.2.2. Các triệu chứng thực thể

— Rối loạn tâm thần: bệnh nhân có thể trầm cảm hay kích động, vật vã. — Rối loạn ý thức từ lú lẫn, u ám đến hôn mê.

— Co cứng cơ: khi màng não bị kích thích gây tăng trơng lực cơ, co cứng cơ, nhất là các cơ cổ và lng; đặc biệt co cứng cơ nhng không gây đau. Trờng hợp co cứng cơ, ngời bệnh ngửa đầu ra sau, chân co, bụng lõm (t thế cò súng). Co cứng cơ biểu hiện bằng các dấu hiệu sau:

+ Dấu hiệu cứng gáy. + Dấu hiệu Kernig.

+ Dấu hiệu Brudzinski trên hay Brudzinski chẩm. + Dấu hiệu Brudzinski mu.

— Tăng cảm giác đau.

— Tăng phản xạ gân xơng đều tứ chi do kích thích bó tháp. — Rối loạn thần kinh giao cảm:

+ Mặt khi đỏ, khi tái, đôi khi vã mồ hôi lạnh.

+ Dấu hiệu vạch màng não dơng tính (dấu hiệu Trousseau).

— Triệu chứng não khu trú: là các triệu chứng thần kinh muộn do tổn thơng các tổ chức thần kinh nằm dới màng não.

+ Đôi khi có cơn động kinh toàn thể hay động kinh cục bộ kiểu Bravais Jackson. + Bại hay liệt các chi thể.

+ Tổn thơng các dây thần kinh sọ não; vì nền não rất gần các dây thần kinh sọ não nên khi viêm màng não, nhất là lao màng não, viêm màng não mủ dễ gây tổn thơng các dây thần kinh sọ não.

+ Hay gặp tổn thơng các dây vận nhãn nh dây III, IV, V gây lác, sụp mi, giãn đồng tử, nhìn đôi hay tổn thơng dây II gây giảm thị lực.

+ Tổn thơng dây VII, dây V cũng hay gặp với biểu hiện lâm sàng ù tai, mất cân đối hai bên khi vận động các cơ mặt: méo miệng, mất nếp nhăn trán, mũi, mã, mắt nhắm không kín.

2.2.3. Thay đổi dịch não tủy

Dịch não tủy có thể bình thờng nhng cũng có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

— Áp lực dịch não tăng > 20cmH2O ở t thế nằm.

— Màu sắc dịch não tủy: trong hay màu vàng chanh, đỏ máu, đục tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

— Các xét nghiệm sinh hóa có thể bình thờng hay thay đổi một số thành phần: + Protein: có thể tăng > 0,4g/l.

+ Glucose, NaCl: bình thờng hay giảm. + Phản ứng Pandy, Nonne có thể dơng tính.

— Tế bào: bình thờng hay tăng đến hàng chục, hàng trăm bạch cầu lympho hay neutro.

— Xét nghiệm vi khuẩn: soi tìm hay nuôi cấy có thể tìm đợc một số vi khuẩn gây bệnh trong dịch não tủy.

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 54 - 55)