Nguyên nhân động kinh

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 172 - 173)

C. Cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát.

2.Nguyên nhân động kinh

2.1. Động kinh không rõ căn nguyên

Động kinh căn nguyên ẩn (cryptogenic epilepsy), thể hiện nguyên nhân đợc che dấu. Bệnh sử, thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng không chỉ ra đợc tổn thơng não để có thể giải thích hợp lý các cơn.

2.2. Động kinh nguyên phát (idiopathical epilepsy)

Thuật ngữ “động kinh toàn thể nguyên phát - primery generalized epilepsy” bao hàm hiện tợng lâm sàng và điện não của cơn động kinh xảy ra trong điều kiện là toàn thể ngay từ đầu, không có tổn thơng khu trú não và có yếu tố di truyền.

Nhóm động kinh này thờng xuất hiện ở lứa tuổi dới 20, đặc biệt ở tuổi trẻ em. Sự phát triển tâm lý vận động của trẻ vẫn bình thờng cho tới lúc xuất hiện các cơn động kinh và ngoài ra không thấy có dấu hiệu của bệnh não. Tuổi phụ thuộc vào dạng cơn: cơn vắng ý thức thờng bắt đầu từ 4 - 6 tuổi, nhóm đặc biệt bắt đầu từ 9 - 15 tuổi; cơn giật cơ và cơn co cứng co giật toàn thể thờng bắt đầu 11 - 14 tuổi. Sự cải thiện hoặc kiểm soát cơn động kinh hoàn toàn từ 20 - 25 tuổi là thờng gặp.

2.3. Động kinh có nguyên nhân

Động kinh triệu chứng (symptomatic epilepsy) là do các tổn thơng não đã cố định hoặc tiến triển. Nguyên nhân gây động kinh triệu chứng liên quan đến các yếu tố gây tổn thơng não từ giai đoạn thai nhi cho đến giai đoạn phát triển tâm lý vận động và các bệnh lý mắc phải trong giai đoạn trởng thành. Có thể nói, nguyên nhân của động kinh xâm nhập toàn bộ bệnh học thần kinh từ sang chấn sọ não, u não, bệnh lý mạch máu não…

Thu thập bệnh sử gồm những câu hỏi trực tiếp về tiền sử chu sinh, vấn đề phát triển tâm lý vận động, những cơn co giật do sốt cao, những bệnh nhân có tiền sử chấn thơng vùng đầu trớc đây, nhiễm khuẩn màng não, tiền sử gia đình động kinh và sự phát triển gần đây của những triệu chứng, dấu hiệu thần kinh khác.

Các nguyên nhân thờng gặp cụ thể nh sau:

— Bất thờng bẩm sinh: những rối loạn về di chuyển tế bào thần kinh trong một số trờng hợp có liên quan đến cơn co thắt cơ ở trẻ em, cơn giật cơ trầm trọng ở trẻ sơ sinh. + Nguyên nhân trong khi sinh đợc đề cập nhiều nhất là các tai nạn sản khoa nh đẻ can thiệp (forcep, mổ đẻ), ngạt đẻ. ở Việt Nam một số công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ động kinh có nguyên nhân chấn thơng sản khoa hoặc ngạt đẻ chiếm 7 - 10%.

+ Nguy cơ bị động kinh có thể tăng lên trên cơ sở của chảy máu não, não thất hoặc nhồi máu não trớc và sau sinh. Khi có những tổn thơng nghiêm trọng ở não, các cơn

động kinh cục bộ hay toàn thể xuất hiện sớm. Khi các tổn thơng kín đáo hơn, cơn động kinh có thể xảy ra muộn ở tuổi trởng thành.

— Chấn thơng: sang chấn sọ não là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều dạng động kinh và đứng hàng thứ hai sau viêm não gây động kinh. Động kinh xuất hiện trong một tháng đầu đến một năm gọi là động kinh sớm, nếu trên một năm sau chấn thơng sọ não mới xuất hiện động kinh thì gọi là động kinh muộn.

Những tiêu chuẩn để có thể xác nhận cơn động kinh của bệnh nhân là nguyên nhân do chấn thơng sọ não nh sau:

+ Cơn động kinh đầu tiên xảy ra không quá 10 năm sau chấn thơng sọ não. + Trớc khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân không bị động kinh.

+ Sau khi bị chấn thơng sọ não, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có triệu chứng tổn thơng thần kinh khu trú.

+ Không tìm thấy nguyên nhân gì khác gây động kinh.

— Di chứng viêm não, màng não: Động kinh là triệu chứng thờng gặp ở thời kỳ cấp và thời kỳ di chứng. Đây là một nguyên nhân chính gây động kinh ở trẻ em; thờng gặp do áp xe não, viêm màng não; đặc biệt do lao, viêm não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Ngoài ra có thể gặp động kinh do giang mai.

— U não: khoảng 40 - 50% u não gây động kinh.

Có khi động kinh chỉ là một biểu hiện trong một bệnh cảnh lâm sàng đã rõ của u não, nhng có khi cơn động kinh lại là biểu hiện đầu tiên của u não và có thể là triệu chứng duy nhất kéo dài hàng tháng và nhiều năm về sau. Động kinh do u não có nhiều hình thái lâm sàng, nhng chủ yếu là cơn động kinh cục bộ.

- Bệnh lý mạch máu não: theo thống kê của Housten và Heritt thì 15% có động

kinh trong xuất huyết não, 7% trong tắc mạch não và 15% trong xuất huyết màng não. Hay gặp nhất là do u mạch, thông động tĩnh mạch trong não.

- Động kinh do kén sán não: là một nguyên nhân thờng gặp ở vùng có lu hành những tập quán ăn gỏi. Ngoài kén sán não gây động kinh còn phát hiện có các nang sán ở cơ, đáy mắt.

Ngoài các nguyên nhân hay gặp trên, động kinh còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, cần phải khám xét đầy đủ về lâm sàng và cận lâm sàng để tìm nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 172 - 173)