Nguyên tắc cơ bản của ghi điện não 1 Máy ghi điện não

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 88 - 89)

XI Dây thần kinh gai N accessorius Quay đầu, so vai IDây thần kinh hạ thiệtN hypoglossusVận động lỡ

2. Nguyên tắc cơ bản của ghi điện não 1 Máy ghi điện não

2.1. Máy ghi điện não

Các máy ghi điện não đợc sản xuất dựa trên nguyên tắc phối hợp của nhiều chuyển đạo. Mỗi máy điện não bao gồm:

— Một khuếch đại biên độ cho phép khuếch đại một cách trung thực các điện thế ở mức độ từng microvolt (àV).

— Một bộ phận ghi cơ học hoặc số hoá cho phép tiếp nhận những tín hiệu và đợc ghi lại trên giấy hoặc trên màn hình vi tính. Tốc độ chạy của giấy từ 15mm/giấy cho đến 3mm/giây tuỳ theo từng tác giả.

Tùy theo số lợng của các thông tin cần phân tích mà các bản ghi có thể đợc đặt từ 8, 12, 16 đến 20 chuyển đạo. Hiện nay, các máy ghi điện não số hoá dần dần thay thế hệ thống ghi trên giấy.

2.2. Vị trí đặt điện cực

Các điện cực đợc đặt theo quy định quốc tế gọi là hệ thống 10 - 20 theo một tỷ lệ nhất định trên toàn bộ vùng da đầu.

Theo quy định, tên của các điện cực là tên của vùng da đầu dới chân điện cực. Ví dụ: Fp (fronto polaire: cực trán), F (frontal: trán), C (central: trung tâm)... Các điện cực ở đờng giữa mang số chẵn nằm bên phải của đầu và các điện cực nằm bên trái mang số lẻ.

Các điện cực cần đặt đối xứng, giống hệt nhau ở hai bên. Da đầu bệnh nhân phải sạch và tại các vị trí đặt điện cực phải bôi chất dẫn điện (hồ dẫn điện, nớc muối sinh lý) để làm giảm tối đa điện trở da đầu.

2.3. Các chuyển đạo đạo trình

Chuyển đạo là sự kết hợp của nhiều cặp điện cực với nhau. Các loại chuyển đạo này cho phép thăm dò toàn bề mặt của da đầu theo các trục khác nhau. Có hai chuyển đạo hay đợc dùng:

— Chuyển đạo đơn cực đợc sử dụng để ghi sự khác biệt về điện thế giữa một điện cực (điện cực hoạt động) và toàn bộ các điện cực khác (điện cực đối chiếu trung tính). Các chuyển đạo đơn cực khuếch đại hữu hiệu nhất các hoạt động điện não.

— Chuyển đạo lỡng cực là các chuyển đạo đợc sử dụng để ghi sự khác biệt về điện thế giữa hai điện cực hoạt động đặt trong một chuỗi các điện cực tiếp nối nhau theo chiều dọc (đạo trình dọc) hoặc theo chiều ngang (đạo trình ngang). Ưu thế của các chuyển đạo loại này là khi một điện thế xuất hiện ở dới một điện cực chung cho hai khuếch đại kế tiếp nhau sẽ tạo ra một hình ảnh đối pha. Điều đó nói lên nguồn gốc phát sinh của điện thế này nằm ngay dới điện cực chung đó.

Đạo trình là sơ đồ mắc kết nối các điện cực với nhau cho phù hợp với mục đích thăm dò các hoạt động điện các vùng của não. Hai đạo trình hay đợc sử dụng trong ghi điện não đồ thờng quy là đạo trình dọc và đạo trình ngang. Khi đọc trong ghi điện não đồ, trên cùng một bệnh nhân, cần luôn xem bản ghi ở các đạo trình khác nhau để có thể khu trú một cách tốt nhất những ổ bệnh lý kín đáo.

2.4. Quy trình ghi điện não đồ thờng quy

Nguời bệnh ở t thế giãn, nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm. Buồng ghi điện não phải yên tĩnh, cách âm, thoáng mát và có màng che ánh sáng.

Điện não đồ cơ sở là ghi điện não ở điều kiện bệnh nhân ở trạng thái thức, bình tĩnh, th thái về mặt tinh thần và cơ thể, mắt nhắm. Trong quá trình ghi điện não, yêu cầu bệnh nhân nhắm mở mắt để đánh giá đáp ứng của bản ghi. Tiếp theo, làm nghiệm pháp thở sâu trong 3 phút và cuối cùng thực hiện nghiệm pháp kích thích ánh sáng ngắt quãng để hoạt hóa các hoạt động kịch phát tiềm ẩn. Ngoài ra, tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể, có thể tiến hành một số nghiệm pháp hoạt hoá khác. Thời gian ghi điện não kéo dài khoảng 20 phút hoặc có thể kéo dài hơn tùy theo mục đích ghi.

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 88 - 89)