Điều trị bệnh Parkinson

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 183 - 184)

C. Cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát.

4.Điều trị bệnh Parkinson

4.1. Nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson

— Bệnh Parkinson là bệnh tiến triển mạn tính nên phải điều trị lâu dài.

— ở bệnh nhân mới mắc nên sử dụng nhóm kháng cholin, amantadin, selegilin, thuốc đồng vận với dopamine. Trì hoãn dùng L - dopa càng dài càng tốt.

— Dùng đơn trị liệu, liều thấp tăng dần, duy trì ở liều tác dụng. — Ưu tiên hàng đầu là điều trị nội khoa.

— Phẫu thuật chỉ nên sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc hoặc để làm nhóm đối chứng trong nghiên cứu.

4.2. Các nhóm thuốc điều trị bệnh Parkinson

— Nhóm Alcaloide.

— Các thuốc kháng histamin tổng hợp. — Nhóm thuốc kháng cholin tổng hợp.

Cơ chế tác động là ức chế hoạt động của hệ cholin ở hệ thần kinh trung ơng. Các chất này qua đợc hàng rào máu não nên có tác dụng tốt trong điều trị và hạn chế đợc các tác dụng ngoại vi.

— Nhóm thuốc có tác dụng đồng vận với dopamine (dopamine agonist).

Các chất đồng vận dopamine tác động theo cơ chế kích thích trực tiếp các thụ thể dopamine ở màng sau khớp thần kinh (xinap). Tác dụng phụ của nhóm đồng vận dopamine thấy trên tim mạch và tiêu hoá: hạ huyết áp, đau bụng, buồn nôn…

— Các thuốc thay thế dopamine (levo dopa = L - dopa): u điểm của L-dopa là bổ sung dopamine kịp thời và đúng cơ chế bệnh sinh. Để khắc phục tác dụng phụ, hiện nay ngời ta dùng L - dopa dới dạng kết hợp với chất ức chế men khử carbon là madopar và sinemet. Tuy nhiên, việc cho chỉ định dùng L - dopa để điều trị cần phải cân nhắc kỹ (tuỳ theo lứa tuổi, tuỳ theo giai đoạn của bệnh....) và trì hoãn càng lâu càng tốt vì hiện tợng loạn động do dopamine và những khó khăn trong việc điều trị bệnh.

— Các thuốc ức chế quá trình dị hoá dopamine: thuốc ức chế men oxy hoá amin đơn (selegilin) và các thuốc ức chế men COM (đại diện là tolcapon).

4.3. Các phơng pháp điều trị khác

— Các phơng pháp điều trị phẫu thuật: làm tổn thơng, phá huỷ cấu trúc vùng đích dẫn đến thay đổi chức năng.

Câu hỏi ôn tập:

1. Hãy nêu cơ chế bệnh sinh và một số yếu tố nguy cơ bệnh Parkinson? 2. Hãy nêu các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán bệnh Parkinson? 3. Hãy nêu các phơng pháp điều trị bệnh Parkinson?

Một số thuốc dùng trong lâm sàng thần kinh

Mục tiêu:

— Nắm đợc một số thuốc cơ bản dùng trong điều trị bệnh thần kinh.

1. Thuốc ngủ :

Barbuturic, các dẫn xuất của Barbuturic, nhóm phenobacbital.

— Tác dụng: gây ngủ, chống co giật, tăng tác dụng của các thuốc giảm đau. — Chỉ định:

+ Mất ngủ kéo dài.

+ Điều trị bệnh động kinh.

— Chống chỉ định: suy gan, thận, phụ nữ có thai.

— Ngộ độc: biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng, dị ứng, quen thuốc. — Điều trị ngộ độc:

+ Rửa dạ dày bằng thuốc tím 1%.

+ Uống than hoạt có tác dụng hấp thu thuốc.

+ Truyền glucose đẳng trơng, NaHCO3 (Natribicacbonat) 1,4%. + Các thuốc trợ tim.

— Liều dùng

+ Gacdenal (luminal, neonal, phenobacbital)

+ Dạng thuốc: Viên 0,01; 0,05; 0,1; 0,2. ống 0,1; 0,2; 0,3. + Liều uống viên: 0,1 x 1 viên/ngày uống tối.

+ Liều tiêm ống: 0,1 x 1 ống/ngày tiêm bắp thịt, buổi tối trớc khi ngủ. + Liều tối đa: 0,6g/24 giờ.

Ngoài ra còn tác dụng chống co giật trong điều trị động kinh.

+ Noctran: (hợp chất của dipotasium clorazepate 10mg, acepromagine 0,75mg và aceprometazine 7,5mg).

. Liều dùng: 1/2 - 1 viên/ngày, uống tối, trớc khi ngủ. . Không dùng cho trẻ em và bệnh nhân nhợc cơ. + Stilnox: 10mg, gây ngủ nhanh

. Liều dùng: viên 10mg x 1 viên/ngày, uống tối, trớc khi ngủ. . Không dùng cho trẻ em và bệnh nhân nhợc cơ.

+ Doriden (Thuỵ Sỹ): viên 0,25, gây ngủ, chống say tàu xe, an thần.

Liều dùng: viên 0,25 x 1 - 2 viên/ngày, uống tối trớc khi ngủ, trớc khi đi tầu, xe.

+ Noxyron (Hungary): viên 0,25, ống 25mg gây ngủ, an thần, thức dậy không có cảm giác mệt.

. Liều dùng: viên 0,25 x 1 - 2 viên/ngày, uống tối trớc khi ngủ; ống 25mg x 1 ống tiêm bắp thịt, buổi tối.

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 183 - 184)