Dây quay (C7 và một phần C5, C6, C8, D1)

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 154 - 155)

IV Liệt rất nặng Sức cơ 1 điểm Chỉ còn biểu hiện co cơ VLiệt hoàn toànSức cơ 0 điểmKhông co cơ

1. Nhắc lại giải phẫu Giải phẫu chung

2.5.3. Dây quay (C7 và một phần C5, C6, C8, D1)

— Chi phối cơ duỗi cẳng tay (cơ tam đầu cánh tay), cơ duỗi bàn tay và ngón tay, cơ ngửa cẳng tay và dạng dài ngón cái; chi phối cảm giác da mặt sau cánh tay, cẳng tay, phía ngoài mu bàn tay và một phần ngón 1, 2, 3.

— Triệu chứng tổn thơng:

+ Vận động: cẳng tay úp sấp và hơi gấp, các ngón tay gấp lên nửa chừng, ngón cái khép lại, bàn tay rũ xuống không nhấc lên đợc — “bàn tay rũ cổ cò”. Bệnh nhân không làm đợc các động tác duỗi cẳng tay, bàn tay và duỗi các ngón tay, duỗi và dạng ngón tay cái, ngửa cẳng tay và bàn tay.

+ Cảm giác: mất cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay (ngón cái và ngón trỏ).

+ Phản xạ: mất phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay và phản xạ trâm quay. — Định khu tổn thơng:

+ Tổn thơng dây quay ở cao (hố nách) có đầy đủ các triệu chứng kể trên.

+ Tổn thơng ở 1/3 giữa cánh tay: còn duỗi cẳng tay, phản xạ gân cơ tam đầu và cảm giác ở cánh tay không bị rối loạn (dây thần kinh cánh tay sau).

+ Tổn thơng ở 1/3 trên cẳng tay: chỉ tổn thơng cơ duỗi bàn tay và ngón tay, rối loạn cảm giác ở bàn tay.

+ Tổn thơng đơn độc nhánh cảm giác dây quay ở cổ tay: ít gặp, tạo thành chứng “đau dị cảm bàn tay”, có các triệu chứng rối loạn cảm giác ở da khoang liên đốt 1 mu tay và tăng cảm bờ trong ngón cái.

— Test xác định rối loạn vận động: + Bàn tay rũ cổ cò điển hình.

+ Mất khả năng duỗi bàn tay và các ngón tay. + Mất khả năng giạng ngón cái.

+ Khi tách ngửa hai bàn tay đang để úp gan vào nhau, các ngón tay của bàn tay bị tổn thơng không ỡn thẳng lên đợc mà gấp lại và bò xuống dọc gan bàn tay lành.

— Nguyên nhân: liệt dây quay hay gặp vì dây thần kinh quay dễ bị đè ép ở vùng giữa cánh tay, nơi mà dây thần kinh vòng quanh xơng cánh tay từ mặt sau trong ra phía trớc ngoài của xơng quay. Trờng hợp liệt toàn bộ dây quay thờng do một tổn thơng ở

cao. Ngoài ra còn do nhiễm độc (chì, asen, cồn), nhiễm khuẩn (thơng hàn, giang mai, hủi), do tiêm, vết thơng.

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 154 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w