Kỹ thuật siêu âm doppler xuyên sọ để xác định các động mạch não 1 Nguyên lý

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 104 - 107)

XI Dây thần kinh gai N accessorius Quay đầu, so vai IDây thần kinh hạ thiệtN hypoglossusVận động lỡ

3. Kỹ thuật siêu âm doppler xuyên sọ để xác định các động mạch não 1 Nguyên lý

3.1. Nguyên lý

Dùng siêu âm mạch với đầu dò có tần số thấp (1 - 2MHz) sóng siêu âm có thể xuyên vào sọ ở những nơi có xơng sọ tơng đối mỏng (cửa sổ xơng), vùng thái dơng là vùng dễ thăm dò nhất.

Có 3 cửa sổ chính cần đặt đầu dò để thăm khám: — Vùng thái dơng (transtemporal window)

Đầu dò đặt ở vùng này sẽ xác định đợc các động mạch não nh: động mạch não giữa, động mạch não trớc (đoạn A1), động mạch thông trớc, động mạch não sau (đoạn P1 & P2).

— Vùng ổ mắt (Transorbital window)

Đặt đầu dò ở vùng này để xác định động mạch mắt, động mạch cảnh trong đoạn siphon, động mạch thông sau.

— Vùng dới chẩm (Suboccipital window)

Đặt đầu dò ở vùng này để xác định động mạch sống và động mạch nền.

3.2. Kỹ thuật

3.2.1 Thăm dò vùng thái dơng

— Vị trí đặt đầu dò ở phía trên cung gò má, phía trớc tai. Độ dày của xơng thái d- ơng khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi, giới và sắc tộc. Thông thờng hạn chế thăm dò vùng này đối với ngời già, phụ nữ và ngời da đen; nguyên nhân là do độ dày của xơng thái

dơng (Hyperostosis). Thờng thất bại khi không tìm thấy đợc động mạch ở vùng này là từ 2 - 10% (theo thống kê của nhiều tác giả).

— Sau khi xác định đợc vị trí thăm dò tốt nhất, thì cần phải đặt độ sâu từ 55 đến 65mm. Tín hiệu siêu âm là dạng sóng cả 2 phía với hình ảnh động mạch não giữa ở phía trên đờng đẳng điện (chỉ ra dòng chảy cùng hớng với đầu dò) và tín hiệu động mạch não trớc ở phía dới đờng đẳng điện (dòng chảy ngợc chiều với đầu dò).

— Động mạch não giữa là động mạch lớn nhất ở trong não. Động mạch này tơng đối dễ tìm thấy và tốc độ dòng chảy cũng lớn nhất.

— Động mạch não trớc, với độ sâu từ 75 - 80mm trong những điều kiện bình thờng hớng dòng chảy ngợc chiều với đầu dò và tốc độ dòng chảy của động mạch não trớc sẽ yếu hơn so với động mạch não giữa.

Tín hiệu của động mạch não sau đợc xác định tại độ sâu từ 65 - 75mm.

Động mạch não giữa. Động mạch não giữa và não trớc.

Động mạch não trớc. Động mạch não sau.

Hình 1.15: Hình ảnh siêu âm Doppler các động mạch não bình thờng

2.2. Thăm dò vùng dới chẩm

— Có 2 động mạch sống đi vào sọ qua lỗ chẩm và đi lên đến hành não và cầu não (rãnh hành - cầu) thì tập hợp lại để thành động mạch nền. Đây là hình thái giải phẫu duy nhất, trong đó 2 động mạch nhỏ hợp lại để tạo thành một động mạch lớn hơn. Dùng đầu dò đặt ở vùng dới chẩm, với độ sâu là 55 - 65mm. Hớng dòng chảy của động mạch sống là ngợc chiều với hớng đầu dò. Tại vị trí của hành não trên, dạng sóng siêu âm có thể thay đổi biểu hiện là 2 động mạch sống chập lại để thành động mạch nền.; tại vị trí này tốc độ dòng máu tăng nhẹ.

— Độ sâu để xác định động mạch nền từ 80 - 85mm, có khi phải đặt ở mức 120mm. Hớng của dòng chảy cũng nh động mạch sống là ngợc chiều với hớng đầu dò.

Động mạch thân nền. Động mạch đốt sống.

Hình 1.16: Hình ảnh siêu âm Doppler động mạch thân nền và động mạch đốt

sống bình thờng

3.2.3. Thăm dò qua ổ mắt

— Thăm dò vùng này để xác định động mạch mắt và động mạch cảnh trong đoạn siphon. Ngời khám cần hớng dẫn ngời bệnh nhìn vào phía đối diện trong khi khám để hạn chế sự vận động của nhãn cầu. Đầu dò đợc đặt ở phía trên mi mắt với một áp lực nhẹ đủ để cho chất gel tiếp xúc với mặt da. Động mạch mắt đợc xác định ở độ sâu từ 35 - 50mm và động mạch cảnh trong đoạn siphon ở mức 55 - 80mm. Hớng dòng chảy của động mạch cảnhc trong là cùng hớng với đầu dò. Động mạch mắt có sức cản cao và dòng chảy thấp ở thì tâm trơng, động mạch cảnh trong có sức cản thấp, và dòng chảy ở thì tâm trơng là liên tục. Hớng dòng chảy của động mạch cảnh trong thì khác nhau trên từng vị trí, chỗ gối của động mạch cảnh trong tín hiệu xuất hiện cả hai hớng.

Động mạch cảnh trong Động mạch mắt bình thờng. đoạn siphon bình thờng

Hình 1.17: Hình ảnh siêu âm Doppler động mạch cảnh trong và động mạch mắt bình

thờng

Bảng tiêu chuẩn xác định các động mạch não và tốc độ dòng máu bình thờng (tốc độ trung bình)

(mm) đến đầu dò bình (cm/s)

Động mạch não giữa Vùng thái dơng 35 - 65 Cùng hớng 62 ± 12 Động mạch não trớc Vùng thái dơng 60 - 80 Ngợc chiều 51 ± 12 Động mạch não sau Thái dơng 55 - 80 Cùng hớng 41 ± 9 Động mạch đốt sống Vùng dới chẩm 55 - 80 Ngợc chiều 36 ± 9 Động mạch nền Vùng dới chẩm > 85 Ngợc chiều 39 ± 9

Động mạch mắt Vùng ổ mắt 40 - 55 Cùng hớng 21 ± 5

Động mạch cảnh trong

đoạn siphon Vùng ổ mắt 55 - 80 Cùng/ngợc chiều 47 ± 14

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 104 - 107)