Tiến triển

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 143 - 145)

IV Liệt rất nặng Sức cơ 1 điểm Chỉ còn biểu hiện co cơ VLiệt hoàn toànSức cơ 0 điểmKhông co cơ

4. Tiến triển

— Trong liệt dây VII triệu chứng: tiên lợng phụ tuộc vào mức độ nặng nề và khả năng thuyên giảm của bệnh chính.

— Trong liệt Bell (liệt dây VII ngoại vi do lạnh): các trờng hợp nhẹ có thể hồi phục trong vòng 3 - 6 tuần hoặc nhanh hơn, các trờng hợp nặng đôi khi để lại di chứng. Một số trờng hợp chuyển sang co cứng các cơ bên mặt bị liệt làm mặt bệnh nhân bị co kéo lệch về bên liệt, nếp nhăn mũi - má sâu, khiến dễ lầm tởng bên liệt là bên lành.

5. Nguyên nhân

5.1. Liệt mặt nguyên phát (liệt mặt do lạnh hay liệt Bell)

Trờng hợp này mạch nuôi của dây thần kinh bị co thắt gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chẹn dây thần kinh trong ống Fallope. Các trờng hợp liệt tự phát đó thờng tiến triển cấp tính có liên quan tới gió lùa, lạnh, hay xảy ra vào ban đêm.

5.2. Liệt mặt thứ phát

— Tổn thơng cầu não:

+ U thần kinh đệm, u lao, di căn ung th hoặc đột qụy vùng cầu não.

+ Liệt mặt có thể là dấu hiệu đầu tiên của viêm tuỷ xám (poliomyelitis), nhất là ở trẻ em.

+ Bệnh xơ não tuỷ rải rác. — Tổn thơng ở góc cầu tiểu não:

+ Do tổ chức tân sản (néoplasie): u dây VIII, u màng não… + Viêm màng nhện vùng góc cầu — tiểu não.

— Tổn thơng ở nền sọ:

+ U di căn ở nền sọ: liệt mặt trong hội chứng Guillain - Garcin (liệt các dây thần kinh sọ não một bên).

+ Chấn thơng vỡ nền sọ. — Tổn thơng trong xơng đá: + Zona hạch gối.

+ ổ máu tụ (hématome) ở hõm nhĩ. + Viêm tai xơng chũm.

+ U trong xơng đá (hiếm gặp). — Tổn thơng dây VII ngoài sọ: + Chấn thơng.

+ U ở tuyến mang tai. + Bệnh hủi (Lepra). + Bệnh uốn ván.

+ Hội chứng Guillain - Barré: chiếm 69% trờng hợp liệt mặt hai bên, xuất hiện vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 12 của bệnh.

+ Viêm nhiều dây thần kinh sọ não.

+ Viêm nút quanh động mạch (periaterite nodeuse). + Bệnh Kahler.

+ Bệnh đái tháo đờng tiềm tàng (diabete latent).

+ Liệt dây VII do thai nghén: xuất hiện khi thai trên 6 tháng do phù, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và rối loạn chuyển hoá vitamin; điều trị chủ yếu dùng vitamin nhóm B liều cao và lu thông tuần hoàn; tiên lợng tốt sau khi sinh.

— Liệt mặt di truyền.

6. Điều trị

6.1. Điều trị nội khoa - điều trị theo nguyên nhân

— Liệt Bell:

+ Dùng corticoide, axid acetyl salicylic.

+ Chỉ định dùng thuốc kháng sinh không phải cho mọi trờng hợp mà chỉ khi có nhiễm khuẩn.

+ Dùng các thuốc giãn mạch: fonzilan, cavinton…

+ Kích thích tăng dẫn truyền: nivalin, methylcoban (có thể dùng điện phân nivalin).

+ Dùng thuốc tái tạo bao myelin: nucléo - CMP forte. + Dùng sinh tố nhóm B liều cao.

+ Dùng thuốc chống gốc tự do: vitamin E, eckhart Q10…

+ Điện châm các huyệt: Bế phong, Dơng bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khớp, Nghinh hơng, Giáp xa, Địa thơng, Nhân trung, Thừa tơng cùng bên liệt… Toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong bì bên đối diện. Cần tránh kích thích quá mức để gây co cứng cơ mặt. Khi mắt đã gần bình tờng thì dừng điều trị kích thích. Khi thấy các dấu hiệu co cứng cần ngừng ngay liệu pháp điện, châm cứu, xoa bóp.

— Trờng hợp bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả: có thể tiêm cồn huỷ dây thần kinh.

6.2. Điều trị ngoại khoa

— Mổ để giải phóng dây thần kinh trong ống dây thần kinh mặt do viêm tai. — Chỉ định phẫu thuật:

+ Liệt dây VII do viêm tai cấp hoặc mạn tính: điều trị bảo tồn trong 4 - 5 tuần mà không có dấu hiệu phục hồi thì phẫu thuật.

+ Liệt dây VII do mổ tai: cần kiểm tra ống Fallop, nếu có thay đổi hình thái cần phải mổ; nếu không thấy thay đổi thì điều trị nội khoa, sau 4 tuần không hồi phục thì tiến hành mổ.

1. Hãy nêu đờng đi giải phẫu của dây thần kinh mặt?

2. Nêu đặc điểm lâm sàng liệt dây thần kinh mặt kiểu ngoại vi?

3. Nêu các vị trí tổn thơng gây liệt mặt kiểu ngoại vi và đặc điểm lâm sàng khi tổn thơng từng vị trí?

4. Nêu các nguyên nhân gây liệt mặt ngoại vi?

5. Kê đơn điều trị một bệnh nhân liệt mặt kiểu ngoại vi do lạnh?

Một phần của tài liệu Giáo trình thần kinh học Học viện Quân Y (Trang 143 - 145)