Các giai đoạn và phương pháp thiền

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 160 - 163)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

7.3.2.2 Các giai đoạn và phương pháp thiền

Trong văn hóa Ấn Độ cổ đại, thiền định xuất hiện từ thời triết học Veda và được phổ biến trong giới Đạo sĩ Yoga. Đến giai đoạn Phật báo nguyên thuỷ, thiền định được điều chỉnh trở thành phương pháp tu luyện chính. Về phương diện nhận thức luận, thiền định luôn luôn gắn liền với các trạng thái tâm lý tương ứng.

Kinh Mandukya – Upanisad của ấn Độ cổđại nêu rất rõ 4 trạng thái tâm lý của con người: thức, mộng, ngủ say và siêu thoát (Anata). Tương tự, trong lý luận của Phật giáo cũng có 4 trạng thái: giới cảnh sắc (tương ứng với trạng thái thức); giới vô sắc (trạng thái mộng); giới tịch diệt (ngủ say) và niết bàn (tương ứng với Anata). Các giai đoạn danh độ) của thiền định dược thực hiện dựa trên các trạng thái ý thức nêu trên.

Các tín đồ Phật giáo cho rằng có hai loại thiền định: Chính đạo và Ngoại đạo. Chính đạo là phép thiền của các Phật tử, còn Ngoại đạo là thiền của các Đạo sỹ Yoga. Cả hai loại thiền này cũng đều có 4 trình độ tương ứng với 4 giai đoạn của ý thức.

pháp định thiền là “Bát Chính Đạo”.

Quá trình thiền của các Đạo sĩ Yoga cũng trải qua 4 trình độ phù hợp với 4 trạng thái: thức, mộng, ngủ say và tĩnh lặng. Phương pháp thiền của họ được gọi là “Bát bảo tu pháp”, gồm 8 giai đoạn: 1. Yama: diệt dục hay còn gọi là thực hiện chế giới; 2. Niyama: nội chế, tức là dấn thân tu luyện, bỏ danh lợi, giữ tâm hồn trong sạch: bình thản, kính tin; 3. Tọa pháp: là những quy tắc vận động và tĩnh tọa trên cơ sở tâm hồn thư thái, tinh thần ngay thẳng, tĩnh lặng; 4. Pranayama: điều tức pháp, là điều hoà, kiểm soát hơi thở để thanh lọc nhân tâm; 5. Pratyahara: chế cảm pháp, là kiềm chế, kiểm soát làm chủ các giác quan, không cho các tác động của ngoại cảnh làm phân tán tâm thần; 6. Dharana: tổng trì pháp: tập trung trí tuệ và tri thức vào một ý hoặc một đối tượng và không còn nội, ngoại ý nào khác thâm nhập vào tâm: 7.Dhyana: định, do tập trung tư tưởng, tinh thần cao độ vào đối tượng chính, nên con người đạt tới trạng thái như thôi miên; 8. Samadhi: tuệ hay tam muội pháp, là trạng thái xuất thần nhập hoá, hoàn toàn làm chủ được tâm linh, ý chí, không còn ý thức về hiện hữu cách biệt của mình với vũ trụ, đưa chân giác vào cõi không, lâng lâng và sáng lạn. Ở giai đoạn này, nhận thức của cá nhân đạt tới sự đồng nhất với thế giới, tức là nhận thức dưới cái vô hạn, vĩnh cửu của vũ trụ.

Có nhiều phương pháp để tu thiền và chứng ngộ. Có thể thiền theo phương pháp ngồi thiền (toạ thiền) hoặc thiền đi (kinh hành). Trong đó toạ thiền là phổ biến. Dù theo phương pháp toạ thiền hay kinh hành, nhà tu luyện cũng đều phải tuân thủ những yêu cầu và kỹ thuật chặt chẽ trong từng công đoạn của nó. Ngoài ra cần có sự kết hợp hài hoà giữa định thiền với các chế độ sinh hoạt khác như ăn, uống và giao tiếp v.v...

Ngày nay, phương pháp tu thiền đang được phổ biến khá rộng rãi, không chỉ ở các nước Phương Đông, mà cả các nướcÂu – Mỹ: có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp này mới chủ yếu được khai thác dưới góc độ dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe sinh-tâm lý. Còn chức năngđích thực nguyên thủy của nó, tức là phương pháp trực giác trí tuệ lại chưa được phân tích và khai thác nhiều.

Trên đây là một vài khía cạnh về trực giác trí tuệ và phương pháp thiền trong văn hoá cổ đại Phương Đông. Thực ra đây mới chỉ là những chấm phá ban đầu. Vì vậy chưa thể phản ánh được đầy đủ bản chất của vấn đề đặt ra. Càng không thể làm bộc lộ hết sự thâm thuý của triết lý phương Đông cổ đại về vấn đề này. Nói cho đúng, những chấm phá ở trên không phải là sự dẫn ra các quan niệm của người Phương Đông cổ đại về trực giác là phương pháp trực giác, mà chủ yếu chỉ là gợi ra các quan điểm đó. Ai cũng biết rằng Vật lý học hiện đại, đặc biệt là lý thuyết tương đối và lý thuyết cơ lượng tử đã và đang chứng tỏ sự tương đồng trong quan niệm của người Phương Đông cổ đại với trí thức khoa học hiện đại về bản nguyên của thế giới. Tương lai không xa, tâm lý học cũng sẽ tìm thấy nhiều luận điểm quý báu về trí tuệ và trí tuệ cảm xúc trong quan niệm của người phương Đông cổ đại về trí tuệ, trực giác trí tuệ và phương pháp tu luyện nó. Khi đó phương pháp thiền định sẽ thực sự trở thành đối tượng được quan tâm nghiên cứu và vận dụng phổ biến trong tâm lý học trí tuệ hiện đại.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 160 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)