CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC TRÍ TUỆ ĐA NHÂN TỐ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 28 - 30)

thao tác, nội dung sự vật và sản phẩm là ba mặt của một hoạt động trí tuệ. Mỗi mặt lại bao gồm nhiều yếu tố.

Mặt thao tác gồm các yếu tố, khả năng nhận thức: nhận dạng các sự kiện; trí nhớ; tư duy hội tụ (tư duy tái tạo); tư duy phân kì (tư duy sáng tạo); khả năng đánh giá.

Mặt nội dung phản ánh: hình ảnh (tượng hình); tượng trưng (biểu tượng); ngữ nghĩa (khái niệm); hành vi (ứng xử).

Mặt sản phẩm: đơn vị (cá thể): các yếu tố giản đơn; lớp (loại): toàn bộ các yếu tố có đặc tính giống nhau; quan hệ: tất cả những gì liên kết các yếu tố hay các lớp (nguyên nhân, hệ quả mâu thuẫn...); hệ thống: toàn bộ các yếu tố được tổ chức lại với nhau; chuyển hoá: chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác; tổ hợp (bao hàm): quan hệ nhân quả, suy luận, quy nạp.

Mô hình cấu trúc 3 mặt của trí tuệ gồm 120 yếu tố và được gọi theo nhiều tên: Khối vuông trí tuệ; Mô hình ba chiều; Mô hình cấu trúc trí tuệ.

* MẶT THAO TÁC Nhận dạng sự kiện Trí nhớ

Tư duy hội tụ Tư duy phân kỳ Đánh giá. * MẶT SẢN PHẨM Đơn vị Lớp (loại) Quan hệ Hệ thống Chuyển hoá Tổ hợp MẶT NỘI DUNG Hình ảnh Biểu tượng Khái niệm Hành vi

Với mô hình chi tiết trên, Guilford hy vọng sẽ chỉ ra một cách sáng tạo các bài tập cần thiết để phát triển các kĩ năng trí tuệ cá nhân.

Về trí tuệ sáng tạo, J.C.Guilford cho rằng,trong trí tuệ có hai thành phần: thứ nhất: tư duy hội tụ (covergence thinging), là thành phần lôgic của trí tuệ, làm cơ sở cho việc phát hiện, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ, các quy luật vốn tồn tại trong tự nhiên, xã hội và con người, mà trước đó ta chưa biết, tức là các phát minh. Thứ hai: tư duy phân kỳ (Divergence thinging), là loại tư duy sáng tạo, làm cơ sở để cá nhân tạo ra cái mới, độc đáo và có ích cho xã hội, như các sáng chế kỹ thuật, sáng tạo văn học - nghệ thuật, quân sự,v.v.. tức là sáng tạo ra cái mới có ích mà trước đó chưa có. Theo J.C.Guiliord và các cộng sự, tư duy sáng tạo có 4 đặc trưng: tính linh hoạt (Flexibility). tính mềm dẻo (Fluency), tính độc đáo (Otyginali) và tính nhạy cảm vấn đề (Problemsensibility).

Tư tưởng phân định trí tuệ lôgic và trí tuệ sáng tạo cũng như các phương pháp đo đạc trí tuệ sáng tạo của J.C.Guilford có sức thuyết phục lớn đối với các nhà tâm lý học ở Mỹ và thế giới. Một mặt, nó mở ra triển vọng nghiên cứu khả năng sáng tạo của con người trong các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, văn học - nghệ thuật cũng như các lĩnh vực khác của đời sống; mặt khác, đặt các nhà nghiên cứu trí tuệ theo xu hướng trắc nghiệm truyền thống trước vấn đề có tính phương pháp luận: trí tuệ con người không chỉ bao gồm các thành phần lôgic được biểu hiện qua các bài trắc nghiệm có tính khuôn mẫu tương ứng, mà còn có cả các thành phần sáng tạo, nhưng đã không được phản ánh vào trong các trắc nghiệm hiện hành.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)