Bản chất của Thiền trong các Đạo học Phương Đông cổ đạ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 159 - 160)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

7.3.2.1. Bản chất của Thiền trong các Đạo học Phương Đông cổ đạ

Nguyên nghĩa Thiền, nói đầy đủ là Thiền na (tiếng Phạn: Dhyana: tiếng Hán: Chan. Tiếng Nhật: Zen) là chứng ngộ, là trầm tư về chân lý đến mức triệt ngộ và in sâu trong nội thức. Trong truyền thống văn hoá Phương Đông cổ đại, Thiền đóng vai trò then chốt trong đời sống tinh thần và trong việc nhận thức thế giới của con người. Trong thực tiễn, Thiền được sử dụng theo hai nghĩa: thứ nhất, là phương pháp (pháp) tu luyện để đạt tới mức trí tuệ viên mãn; thứ hai, là một môn phái của Phật giáo: phái Thiền Tông (được thịnh hành ở Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam...với các biến thể khác nhau). Chúng ta chủ yếu quan tâm nghĩa thứ nhất.

Trong các tài liệu Thiền học,phương pháp Thiền xuất phát từ Ấn Độ và là phương pháp tu luyện của các Đạo sỹvà của Phật. Vì vậy, để hiểu dược bản chất của phương pháp này, cần quay lại với công thức Tâm-Ý-Thức trong truyền thống văn hoá Phương Đông cổ đại.

Trong nhận thức luận của các Đạo học Phương Đông có đại hệ thống Tâm-Ý-Thức có ý nghĩa phương pháp luận, chi phối toàn bộ nội dung và phương pháp tu luyện của cá nhân. Nguyên lý chung ở đây là muốn hiểu rõ mọi vật, trước hết và quan trọng nhất là phải làm cho Tâm Hư, Nhất, Tĩnh. Tức là làm cho Tâm trở về trạng thái hư không, chuyên nhất và tĩnh tại, không vấn vương, dao động. Đây chính là điểm thiết yếu trong bí quyết tu luyện của các Đạo học Phương Đông. Tu Thiền, thực chất là phép

định Tâm, an Tâm, dưỡng Tâm và khai Tâm. Nói theo ngôn ngữ hiện dại, Thiền là phương pháp tác động nhằm giảm thiểu mọi yếu tố đang chi phối tới ý thức, đưa con người về trạng thái tự nhiên, giải phóng hết sức mạnh của tiềm thức (vô thức) trong mỗi con người để nhận thức thế giới. Trong khi đó, thực tế cuộc sống đời thường, từ các tri thức giác quan (Tri) thu được đã tạo ra cho con người các cảm xúc, làm nảy sinh mọi khổ, lạc và các dục vọng khác, tức là tạo ra tình cảm (tình), dẫn đến các hành động đam mê (ý). Cứ như vậy con người tự tạo ra cho mình mọi sự bất an, đau khổ do thường xuyên bị chi phối bởi chuỗi Tri-Tình-Ý. Vì vậy, muốn khai thông tiềm thức (khai tâm), trước hết phải dùng ý chí để cất mọi liên hệ của tri thức giác quan, diệt trừ dục vọng (giới). Sau đó mới làm cho tâm lắng dịu (định), lúc đó tâm mới định trong sáng, hư vô và tự do để giao cảm với vũ trụ (tuệ). Chỉ khi nào Tâm được khai thông, giải phóng, không còn bị chi phối bởi ý và là bao bọc bởi Tri thức thông thường, khi đó mới có sự giao cảm trực tiếp giữa tâm cá thể với tâm vũ trụ, cá nhân đạt tới trạng thái trí tuệ. Giới- Định-Tuệ chính là cốt lõi, là thực chất của phép tu thiền và cũng là bản chất của “Bát chính đạo” mà Phật Tổ đã chứng nghiệm và truyền bá cho các đệtử sau này. Như vậy, bản chất và vai trò chủ yếu của Thiền là giúp người tu luyện chế ngự, làm chủ, khai thác và sử dụng ý chí, nghị lực của bản thân để tập trung cao độ tinh thần, tư tưởng vào đối tượng nội tâm, nhằm giải phóng năng lượng của tiềm thức, tạo ra sự phản ánh trực tiếp của nó với thế giới, qua đó chiến thắng chính bản thân mình. Trong truyền thống Phương Đông, mỗi cá nhân chiến thắng được bản thân trong những hoàn cảnh cần thiết là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh ý chí, nghị lực và trí tuệ con người. Dưới cách nhìn hiện đại, tu thiền vừa như là phương pháp rèn luyện trí óc vừa như là phương pháp tu dưỡng tinh thần, nhằm bồi dưỡng bản lĩnh con người

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)