YẾU TỐ CẢM XÚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN 4.5 DẠY HỌC VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 86 - 89)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

4.4. YẾU TỐ CẢM XÚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN 4.5 DẠY HỌC VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ.

4.5. DẠY HỌC VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ.

Created by AM Word2CHM

Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN

Trong chương ba, chúng ta đã thấy vai trò quyết định của yếu tố hoạt động của chủ thể đối với sự phát triển trí tuệ cá nhân. Thậm chí, trong các công trình của G.Piagie và của các nhà tâm lí học theo lí thuyết hoạt động còn chỉ rõ vai trò của từng loại hoạt động trong các giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ em. Tuy vậy, không phải ai cũng thống nhất với quan điểm trên. Vả lại, trong thực tiễn, hoạt động và sự phát triển trí tuệ của trẻ em diễn ra trong mối quan hệ với phức hợp các yếu tố khác. Vì vậy, việc làm sáng tỏ mối quan hệ này có ý nghĩa then chốt trong tâm lí học trí tuệ. Nó không chỉ phản ánh các quan điểm học thuật, mà còn có giá trị chỉ đạo trong thực tiễn chẩn đoán, đo lường trí tuệ trẻ em, trong dạy học và các lĩnh vực xã hội khác có liên quan trực tiếp tới sự hình thành và phát triển trí tuệ trẻ em.

Nếu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ cá nhân, thì chúng ta sẽ không có câu trả lời cuối cùng cho vấn đề này. Bởi lẽ, không thể khu biệt riêng rẽ sự tác động trực tiếp của một yếu tố nào đó ở bên ngoài chủ thể đối với sự phát triển của nó. Điều này thể hiện rõ sự khác nhau giữa nghiên cứu tâm lý học với các khoa học tự nhiên, mà ở đó có thể khu biệt được quan hệ trực tiếp giữa hai yếu tố. Mặt khác, trong nghiên cứu trí tuệ không thể không tính đến vai trò của các yếu tố có liên quan tới sự phát triển của nó. Nếu khái quát, có thể chia các yếu tố này thành 3 nhóm: các yếu tố sinh học - thể chất; các yếu tố xã hội và yếu tố chủ thể. Sự khái quát như vậy vẫn được thừa nhận rộng rãi trong tâm lí học. Vấn đề quan trọng tiếp theo là xác định vai trò của chúng trong sự phát triển trí tuệ cá nhân. Đây thực sự là vấn đề phức tạp và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất cần thiết. Trong truyền thống tâm lí học, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và cố gắng xác định mức độ ảnh hưởng riêng rẽ của các yếu tố, từ đó quy kết vai trò quyết định trực tiếp cho hoặc yếu tố sinh học hoặc yếu tố xã hội. Những người trung dung thì quan niệm cả hai có vai trò như nhau. Nếu hiểu theo quan điểm biện chứng, ta sẽ thấy sự quy kết như vậy là máy móc, cực đoan và phiến diện. Trí tuệ cá nhân không phải là một tổ hợp được cấu thành từ những bộ phận khác nhau, mà nó là một đơn vị tâm lí trọn vẹn, được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển chung của đời sống con người. Vì vậy, yếu tô quyết định, động lực của sự hình thành và phát triển trí tuệ của cá nhân chính là đời sống và hoạt động của cá nhân đó. Dĩ nhiên, hoạt động của cá nhân không thể bắt đầu từ "hư vô" và diễn ra trên "không trung", mà phải từ những cơ sở nhất định và trong các điều kiện xác định, tức là phải thường xuyên trong mối quan hệ với cái tự nhiên và cái xã hội cụ thể. Tuy nhiên, các yếu tố này không tham gia trực tiếp vào cấu thành trí tuệ, mà chỉ là cái đặt ra đối với chủ thể. Chúng chỉ trở thành cái tự nhiên hay cái xã hội trong sự phát triển trí tuệ của cá nhân khi và chỉ khi diễn ra sự tương tác giữa chúng với cá nhân đó, thông qua hoạt động. Rốt cuộc việc xem xét vai trò của cái tự nhiên và cái xã hội trong sự hình thành và phát triển trí tuệ cá nhân không phải là xác định cái nào quyết định, cái nào hơn cái nào, mà phải trả lời câu hỏi chúng cung cấp cái gì và cung cấp như thế nào cho chủ thể trong quá trình phát triển. Nói cách khác, chúng tham gia như thế nào trong sự phát triển trí tuệ cá nhân.

4.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Như vậy, trọng tâm của vấn đề là phải giải quyết mối quan hệ tác động biện chứng giữa cái tự nhiên, cái xã hội và cái chủ thể trong sự phát triển trí tuệ cá nhân. Chúng ta sẽ dừng lại ở khía cạnh này nhưng trước hết cần điểm qua một số quan niệm đang phổ biến trong tâm lí học trí tuệ.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)