VẤN ĐỀ TRỰC GÍAC TRÍ TUỆ TRONG TRYỀN THỐNG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 150 - 152)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

7.2. VẤN ĐỀ TRỰC GÍAC TRÍ TUỆ TRONG TRYỀN THỐNG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

Tây

Mọi lĩnh vực khoa học hiện đại đều bắt rễ trong giai đoạn đầu của triết học Hy Lạp, từ cuối thế kỷ VII trước công nguyên, khi trong nhận thức của con người về thế giới chuyển từ biểu tượng thần thoại lên các khái niệm khoa học sơ khai.

Lúc đầu, mục đích của các Hiền triết Hy Lạp là muốn khám phá cái cốt tuỷ của cơ cấu đích thực của thế giới (của các sự vật) mà họ gọi là Phyis. Từ Phyis (Vật lý) có nguyên nghĩa là sự tìm kiếm tự tính của sự vật (tìm kiếm cái tự nhiên).

Những quan niệm đầu tiên của các nhà triết học trường phái Mile (cuối thế kỷ VII- đầu thế kỷ VI trcn) cho rằng vật chất gắn tiền với sự sống, vận động và biến hoá. Họ không phân biệt giữa sinh và vô sinh, giữa tâm thức và vật chất. Đối với họ, không có cái gọi là vật chất theo nghĩa là cái độc lập tách khỏi tự tính (tự nhiên). Mọi sự vật đều là các dạng thể hiện của tự nhiên (của Phyis). Vì thế các biểu tượng về bản nguyên của thế giới theo quan niệm của các nhà triết học này đều linh động và biến đổi không ngừng: Nước (Talet), Không khí (Anaximen), Lửa (Heraclit). Quan niệm nhất thểvà hữu cơ của các nhà triết học Mile được thể hiện rất rõ qua Heraclit. Nguyên lí vũ trụ của ông là ngọn lửa, đó là biểu tượng của hoạt lực, của sự sống, sinh khí, tích cực và bất tử; của vận động và biến động không ngừng; là cái nhất thể của các mặt do lập (sự sống-huỷ diệt, cháy-tắt, động - tĩnh). Cái nhất thể này chính là Logos (bản chất của thế giới).

Sự phát triển tiếp theo của triết học cổ Hy Lạp đã xuất hiện xu hướng đối lập với trường phái Mile-trường phái Êle. Họ cho rằng có một nguyên lí thiêng liêng cao hơn cả thánh thần và con người, đứng trên và cai quản thế giới. Nguyên lí đó là bất dịch. Pacmenit đã xem nguyên lí đó là các tồn tại. Đó là cái có thực duy nhất và không thay đổi. Quan niệm của các nhà triết học Êlê đã mở đầu cho sự phân biệt Tâm và Vật trong con người và hình thành quan niệm về một vật chất vững chắc, bất hoại, làm nền tảng, cơ sở cấu trúc thế giới.

Sự phân hoá quan niệm về bản nguyên thế giới trong triết học Phương Tây được thể hiện rõ từ thế

7.2. VẤN ĐỀ TRỰC GÍAC TRÍ TUỆ TRONG TRYỀN THỐNG TRIẾT HỌCPHƯƠNG TÂY PHƯƠNG TÂY

kỷ thứ V trước công nguyên.

Nhằm dung hoà hai quan điểm đối lập giữa cái tồn tại bất biến của Pacmenit và sự biến dịch thường xuyên của Heraclit người ta cho rằng tồn tại thể hiện thông qua những chất liệu bất biến, nhưng khi trộn vào nhau hay tách xa nhau thì chúng lại tạo ra sự biến dịch. Tư duy này đã dẫn đến khái niệm nguyên tử, trong triết học của Lơxip và Đêmôcrit). Theo đó, nguyên tử là những hạt nhỏ nhất bất khả phân chia của vật chất. Từ đây, xuất hiện đường ranh giới giữa tâm và vật. Vật chất được cấu tạo bởi các hạt cơ bản. Những hạt này hoàn toàn thụ động giữa các hạt khác trong các khoảng không gian trống rỗng. Sự vận động của chúng là do tác động bên ngoài, khác hẳn vật chất. Hình dung này là cơ sở cho quan điểm nhị nguyên Tâm - Vật trong triết học về sau.

Quan niệm nhị nguyên Tâm-vật thực sự trở nên rõ ràng trong triết học duy tâm từ Platon. Ở ông, thế giới (và con người) được cách làm hai: tinh thần tuyệt đối và thế giới vật chất cảm tính (hiện thực). Trong lí luận nhận thức của Platon, lần đầu tiên trực giác trí tuệ được xuất hiện như là sự hồi tưởng của tinh thần tuyệt đối để từ đó hình thành những ý niệm chung, những ý niệm này hoàn toàn khác với tri thứcvề sự vật thu được qua các giác quan. Trong quan hệ giữa tinh thần tuyệt đối và thế giới vật chất, giữa ý niệm với tri thức tri giác, thì tinh thần tuyệt đối là cái có trước bất biến và chi phối vật chất; ý niệm là chân lí vĩnh hằng còn tri thức kinh nghiệm, tri thức giác quan là cụ thể, không phản ánh được các ý niệm đó. Trên thực tế, Platon đã mở đường cho quan niệm tách biệt giữa Tâm và Vật phát triển trong các trào lưu triết học sau này và đạt đến cực đoan trong triết học nhị nguyên duy lí, siêu hình của R. Đêcáctơ, người cho rằng trong tự nhiên có hai lĩnh vực hoàn toàn tách rời và độc lập với nhau: Lĩnh vực ý thức và lĩnh vực vật chất. Thế giới vật chất chỉ là tập hợp những đối tượng khác nhau trong một bộ máy khổng lồ. Hậu quả là trong quan niệm của các nhà duy lí nhị nguyên, mỗi cá nhân có hai con người: con người lí trí và con người thân xác tách rời nhau. Con người lí trí chỉ huy con người thân xác. Ngược lại với quan điểm duy lí siêuhình của Đêcactơ là hệ thống quan điểm duy cảm - kinh nghiệm của các nhà triết học Anh thế kỷ XVII: Ph.Bêcơn, G.Lôccơ. Khoa học tự nhiên và triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của 2 phương pháp tư duy siêu hình: phân tích - suy lí của Đêcactơ và quy nạp phân loại của Bêcơn. Đường lối tư duy thứ nhất mở đường cho quan niệm về trực giác trí tuệ phát triển, còn đường lối thứ hai khuyến khích lí thuyết về tri thức giác quan - kinh nghiệm, thực chứng. Sự khắc phục các quan điểm siêu hình trong triết học và trong khoa học đã dưa tư duy triết học quay lại phương pháp biện chứng Hi Lạp cổ đại, nhưng ở mức cao hơn - Biện chứng khoa học. Nhờ đó, bản nguyên thế giới được hiểu không phải là sự tách rời Tâm - Vật, mà là một thể hợp nhất, vận động như đã thấy trong các hệ thuyết triết học Hy Lạp cổ đại từ tuổi bình minh của nó. Điều này đã được xác lập trong triết họ duy vật biện chứng và được chứng minh bằng vật lý học hiện đại. Như vậy, trước khi cócái nhìn khoa học và biện chứng về sự thống nhất giữa Tâm và Vật trong nhận thức hiện đại về bản nguyên thế giới, nhận thức triết học và khoa học tự nhiên Phương Tây đã trải qua sự phân hoá, dẫn đến hai xu hướng khác nhau về nhận thức và trí tuệ của con người.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)