Phân phối chuẩn và phân mức trí tuệ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 113 - 114)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

5.1.1.4. Phân phối chuẩn và phân mức trí tuệ

Chuẩn hoá các thử nghiệm và xác định chỉ số trí tuệ là các công đoạn cần thiết và chủ yếu của quá trình xây dựng, chuẩn hoá trắc nghiệm và hình thành thang do. Công đoạn tiếp theo để hoàn tất quy trình này là xác định mức trí tuệ của từng nghiệm thể trong mối tương quan chung của nhóm mẫu. Việc phân mức trí tuệ dựa theo phân phối chuẩn trong lý thuyết xác suất và thống kê.

Phân phối chuẩn là một phân phối lí tưởng, trong đó các số trung bình, trung vị, mốt đều bằng nhau. Các phần tử được phân phối đối xứng nhau và tập trung xung quanh số trung vị. Đường biểu diễn của phân phối có hình quả chuông. Việc tính toán phân phối các giá trị được áp dụng quy tắc 3d, theo đó chỉ có 0.27% các giá trị của dấu hiệu được nằm ngoài khoảng m = 3d, tức là hầu hết các giá trị của dấu hiệu nằm trong khoảng 6d (Trong phương pháp tính theo trắc nghiệm Stanford - Binet 1d = 16 điểm IQ, còn trong cách tính theo trắc nghiệm của Wechsler 1d = 15 điểm)

Vận dụng tính chất tập trung và đối xứng trên của phân phối chuẩn, các nhà làm trắc nghiệm đã đưa ra khái niệm “trí tuệ bình thường", là mức trí tuệ thường gặp nhất trong nhóm khách thể được đo. Việc tính toán về điểm số sao cho số nghiệm thể có mức trí tuệ này nằm trong khoảng +- 1d tức là chiếm ~ 68.2% số nghiệm thể. Nghĩa là trong tập hợp người được trắc nghiệm, có khoảng 68,2% có trí tuệ ở mức bình thường, số còn lại là cao và thấp hơn mức đó.

Với phương pháp tính như trên, hiện nay, người ta sử dụng 2 bảng xếp loại mức độ trí tuệ của cá nhân: Phân phối theo trắc nghiệm Stanford - Binet và theo trắc nghiệm của Wechslse (Dẫn theo Godefroid, 1987):

Bảng phân phối mức độ trí tuệ theo Test Stanford - Binet

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)