Quan niệm của L.X.Vưgôtxki về xã hội hoá các chức năng tâm lí và trí tuệ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 81 - 86)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

3.5.2. Quan niệm của L.X.Vưgôtxki về xã hội hoá các chức năng tâm lí và trí tuệ

Vấn đề xã hội hoá và cơ chế nhập tâm các chức năng tâm lí cấp cao nói chung, chức năng trí tuệ nói riêng được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu của L.X.Vưgôtxki. Trong các công trình này, ta thấy L.X.Vưgôtxki có quan điểm khác (thậm chí ngược với G.Piagie). Khi phân tích nguồn gốc xã hội và con đường phát sinh của các chức năng tâm lý cấp cao, L.X.Vưgôtxki không ngừng lưu ý và nhấn mạnh đến vai trò của ký hiệu với tư cách là công vụ tâm lý quy định tính chất xã hội và việc tổ chức thao tác thực hành, bằng cách tạo ra các kích thích thứ cấp và lập kế hoạch hành động của chủ thể; luôn luôn nhấn mạnh đến vai trò quyết định của hoạt động hợp tác xã hội giữa trẻ em và người lớn thông qua công cụ ký hiệu. Lịch sử các chức năng tâm lý cấp cao là lịch sử chuyển các phương tiện hành vi mang tính chất xã hội thành phương tiện tổ chức tâm lý cá nhân. Ở đây xuất hiện vấn đề cơ chế của sự chuyển "cái xã hội” thành "cái cá nhân", tức là cơ chế hình thành các chức năng tâm lý cấp cao hay nói cách khác là cơ chế nhập tâm. Quy luật cơ bản của các quá trình này là gì? L.X.Vưgôtxki (1997) đã nhiều lần chỉ ra quy luật đó: bất cứ chức năng tâm lý cấp cao nào của trẻ em trong quá trình phát triển đều được thể hiện hai lần: lần đầu là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tức là một chức năng tâm lý bên ngoài, lần thứ hai là hoạt động cá nhân, là phương pháp bên trong của tư duy trẻ em, là chức năng tâm lý bên trong. Để minh hoạ cho quy luật trên và làm sáng tỏ cơ chế nhập tâm của các chức năng tâm lý cấp cao và sự khác nhau về vấn đề này giữa L.X.Vưgôtxki với G.Piagie, chúng ta dừng lại xem cách giải thích của ông về ngôn ngữ bên trong và bản chất của ngôn ngữ tự kỉ.

Về ngôn ngữ bên trong.

Bằng nghiên cứu thực nghiệm và phân tích từ các tác phẩm văn học nổi tiếng, L.X.Vưgôtxki đã đi đến khẳng định: nguồn gốc phát sinh của ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ tự kỉ. Tính chất vị ngữ, tính rút gọn, tính trội của ý so với nghĩa của từ v.v. là những đặc trưng của ngôn ngữ bên trong.

Ngôn ngữ bên trong là chức năng đặc biệt, độc lập, tự trị, độc đáo của ngôn ngữ, quy định gián tiếp quan hệ giữa ý nghĩ và từ.

Ở một khía cạnh nào đó, ngôn ngữ bên trong đối lập với ngôn ngữ bên ngoài. Nếu ngôn ngữ bên ngoài là quá trình biến ý nghĩ thành lời nói, vật chất hoá và khách quan hoá ý nghĩ, thì ngôn ngữ bên trong diễn ra ngược lại: quá trình đi từ bên ngoài vào trong, quá trình "chưng cất" ngôn ngữ thành ý nghĩ. Nếu ý nghĩ thể hiện trong từ ngữ ở ngôn ngữ bên ngoài, thì từ ngữ mất đi trong ngôn ngữ bên trong và sinh ra ý nghĩ.

Theo L.X.Vưgôtxki, ngôn ngữ bên trong là tư duy bằng các nghĩa đơn thuần. Nó có tính chất động, không ổn định, tạm thời và nằm giữa hai cực của tư duy ngôn ngữ; giữa từ và ý. Tư duy ngôn ngữ là một thể thống nhất phức tạp, trong đó quan hệ giữa ý nghĩ và từ là sự chuyển động bên trong: từ động cơ sinh ra ý nghĩ nào đó, đến sự hình thành ý nghĩ, đến lời nói thầm trong nghĩa của các từ và cuối cùng thể hiện trong lời nói.

Sự chuyển từ ngôn ngữ bên trong thành ngôn ngữ bên ngoài không phải là sự chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác một cách đơn giản, không phải là sự khuếch đại ngôn ngữ bên trong, mà là sự chuyển đổi phức tạp, cơ động. Đó là quá trình biến ngôn ngữ có tính chất vị ngữ, trí tuệ thành ngôn ngữ mở rộng, dễ hiểu đối với người khác.

Như vậy, trong công trình nghiên cứu của mình, L.X.Vưgôtxki đã chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ bên trong: xu hướng vị ngữ và giảm bớt khía cạnh vật lý của ngôn ngữ, sự chiếm ưu thế của ý đối với nghĩa, sự kết dính các đơn vị ngữ nghĩa và sự hoà trộn ý vào ngôn ngữ có tính chất thành ngữ. Những đặc điểm này không chỉ có trong ngôn ngữ trong mà còn có trong ngôn ngữ tự kỷ và trong ngôn ngữ giao tiếp (ngôn ngữ ngoài) của trẻ em. Điều này dẫn L.X.Vưgôtxki khẳng định nguồn gốc của ngôn ngữ trong là từ ngôn ngữ tự kỷ và ngôn ngữ bên ngoài. Con đường đi của nó tất yếu là: ngôn ngữ ngoài -> ngôn ngữ tự kỷ trung tâm -> ngôn ngữ bên trong. Cơ chế chuyển vào trong nêu trên của ngôn ngữ do L.X.Vưgôtxki xác lập ngược so với cơ chế của G.Piagie. Theo G.Piagie, ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ tự thân của trẻ em, nó được trải qua thời kỳ tự kỷ trung tâm, sau đó chuyển thành ngôn ngữ bên ngoài được xã hội hoá (có tính chất xã hội). Ngôn ngữ tự kỷ xuất hiện là do tính chất xã hội hoá không đầy đủ của ngôn ngữ cá nhân. Trong quá trình phát triển, tính tự kỉ trong tư duy và trong ngôn ngữ của trẻ dần dần biến mất. Về chức năng, ngôn ngữ tự kỷ không có chức năng độc lập, chỉ là sự phụ họa, bổ sung cho hành vi và tư duy của trẻ. Sự phát triển của ngôn ngữ tự kỷ là một đường cong đi xuống, đỉnh

của nó là điểm xuất phát, còn điểm cuối của nó là điểm 0 khi trẻ đến tuổi đi học. Như vậy, ngôn ngữ tự kỉ là sự phản ánh trực tiếp mức độ không đầy đủ, không trọn vẹn của quá trình xã hội hoá ngôn ngữ của trẻ em. Mô hình khái quát của quá trình này như sau: ngôn ngữ tự thân -> ngôn ngữ tự kỷ trung tâm -> ngôn ngữ bên ngoài.

Trái với quan niệm trên, L.X.Vưgôtxki cho rằng ngôn ngữ tự kỉ của trẻ em là một hiện tượng chuyển từ các chức năng tâm lí bên ngoài thành các chức năng tâm lí bên trong. Sự chuyển này là quy luật chung của tất cả các chức năng tâm lí cấp cao. Các chức này, lúc đầu xuất hiện với tư cách là các dạng hoạt động hợp tác với người lớn và chỉ sau đó mới được chuyển vào các dạng hoạt động tâm lí. Ngôn ngữ cho bản thân xuất hiện bằng con đường phân hoá chức năng xã hội ban đầu của ngôn ngữ cho người khác. Không phải sự xã hội hoá dần dần được đưa từ bên ngoài vào đứa trẻ, mà là sự cá thể hoá dần dần, xuất hiện trên cơ sở tính chất xã hội bên trong của trẻ em mới là con đường phát triển cơ bản của chúng. L.X.Vưgôtxki cho rằng, chức năng của ngôn ngữ tự kỉ giống chức năng của ngôn ngữ bên trong. Nó không phải là sự phụ hoạ, mà là “giai điệu” chính, độc lập, phục vụ cho hoạt động tư duy, trí tuệ, cho việc khắc phục khó khăn và trở ngại, cho biểu tượng và tư duy. Sự phát triển của ngôn ngữ tự kỉ không phải là đường cong đi xuống, mà theo hướng đi lên. Sự phát triển của nó mang tính chất tiến hoá. Ngôn ngữ tự kỷ là ngôn ngữ bên trong, xét về phương diện chức năng tâm lí và là ngôn ngữ bên ngoài, xét về phương diện cấu trúc.

Hướng phát triển của nó là chuyển thành ngôn ngữ bên trong. Nói cách khác, ngôn ngữ tự kỷ của trẻ em là hình thức đặc biệt đã được tách ra trong quan hệ chức năng và cấu trúc, nhưng trong cách biểu hiện, nó chưa được tách ra một cách triệt để khỏi ngôn ngữ xã hội. Đồng thời, với tư cách là ngôn ngữ tự kỷ, tức là một dạng ngôn ngữ đặc biệt, độc lập nhưng chưa trọn vẹn vì nó chưa được nhận thức như là ngôn ngữ bên trong và chưa được tách ra từ ngôn ngữ cho người khác. Như vậy, cả khía cạnh khách quan lẫn chủ quan, ngôn ngữ tự kỷ là ngôn ngữ hỗn hợp, là quá độ từ ngôn ngữ bên ngoài, cho người khác, thành ngôn ngữ bên trong, cho mình.

Tham số so sánh Quan điểm của G.Piagie

Quan điểm của L.X.Vưgôtxki

STT

1 Chuyển chức năng tâm lý

Đi kèm theo hoạt động tự kỷ

Chuyển chức năng tâm lý bên ngoài thành chức năng tâm lý bên trong

2 Nguồn gốc Từ ngôn ngữ tự thân Từ ngôn ngữ xã hội 3 Hướng phát triển Hướng ra ngôn ngữ xã

hội

Hướng vào ngôn ngữ bên trong

4 Mức phát triển Giảm dần khi trẻ lớn

Tăng dần theo mức độ phát triển ngôn ngữ trẻ em

5 Tính chất xã hội hoá Xã hội hoá dần dần Cá nhân hoá dần dần

Trên dây, chúng ta đã phân tích quan điểm của L.X.Vưgôtxki về sự chuyển hoá từ ngôn ngữ bên ngoài có tính chất xã hội thành ngôn ngữ bên trong có tính chất cá nhân, thông qua khâu trung gian là ngôn ngữ tự kỷ của trẻ em.

Lôgíc của quá trình chuyển vào trong của ngôn ngữ làm bộc lộ bản chất của vấn đề nội tâm hoá. Ở đây ta cũng thấy có sự ngược nhau giữa G.Piagie và L.X.Vưgôtxki.

G.Piagie thường coi nội tâm hoá là sự xâm nhập, tiêm nhiễm của ý thức xã hội vào ý thức cá nhân, phi xã hội có sẵn ngay từ đầu. Đối với G.Piagie, sự phát triển tư duy, ngôn ngữ trẻ em là quá trình dần dần xã hội hoá các thành tố tự ngã sâu kín bên trong. Lúc đầu là tư duy tự kỷ, ngoài ngôn ngữ, sau đó là ngôn ngữ tự kỷ trung tâm và cuối cùng được xã hội hoá thành ngôn ngữ xã hội và tư duy ngôn ngữ. Đối với L.X.Vưgôtxki, vấn đề cần phải được đặt ngược lại, trí tuệ cá nhân chỉ được hình thành trong quá trình nhập tâm. Không tồn tại trí tuệ cá nhân hay trí tuệ xã hội ngay từ đầu trong đứa trẻ, xét về phương diện cá nhân. Lúc đầu là tư duy, ngôn ngữ bên ngoài, có tính chất xã hội, sau đó (thông qua hoạt động và ý thức xã hội) chuyển thành ngôn ngữ tự kỉ trung tâm, cuối cùng là tư duy, ngôn ngữ bên trong của mỗi cá nhân. Ở đây có sự khác biệt về nguyên tắc giữa C.Piagie và L.X.Vưgôtxki. Một bên nội tâm hoá được hiểu là sự thích ứng xã hội của cá nhân, làm thay đổi cái vốn có của cá nhân theo xã hội, còn bên kia là mỗi cá nhân hình thành cho chính mình cái xã hội ngay từ đầu. Trong quá trình này, không có sự tách rời và tác động lẫn nhau giữa "cái tự nhiên" và "cái xã hội" như vẫn thấy trong quan niệm của G.Piagie. Chính sự khác biệt nêu trên đã dẫn đến cách hiểu khác nhau về sự phát triển tâm lý trẻ em và vai trò của dạy học đối với sự phát triển đó.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)