Các cấu trúc giá c động.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 50 - 51)

G.Piagie giả định rằng, khi mới sinh, đứa trẻ chưa có hành động và cũng chưa có trí khôn, nó chỉ có một số cảm giác và cử động, được thực hiện bởi các cấu trúc bên trong có tính chất sinh học của các phản xạ. Ngay sau đó, những cử động mang tính sinh học này được luyện tập. Đứa trẻ đã có được các dạng đồng hoá khởi đầu: đồng hoá tái tạo kiểu chức năng (chẳng hạn luyện tập cử động mút của mồm), đồng hoá khái quát hoá (mở rộng các cấu trúc có tính chất phản xạ sinh học tới những khách thể mới-mở rộng động tác bú từ bú vú mẹ sang bú vật khác) và đồng hoá xác nhận (phân biệt các tình huống - phân biệt vú mẹ với các vật khác khi được đưa vào mồm). Sự mở rộng các cấu trúc (các sơ cấu) có tính sinh học dẫn đến hình thành một cấu trúc mới(2), trên cơ sở các cấu trúc đã có, chẳng hạn sơ đồ mút, trẻ có thể mút thường xuyên các ngón tay bằng cách kết hợp cử động của cánh tay với cử động của miệng. Tuy nhiên, các cấu trúc này chưa phải là trí khôn, chúng mới chỉ là cấu trúc của tri giác và của thói quen. Vì chúng chỉ là các cấu trúc đơn, liền khối, cho một dạng tri giác hoặc một dạng thói quen vận động được luyện tập. Bước tiếp theo, có sự kết hợp giữa tri giác và vận động, tạo ra phản ứng vòng tròn thứ cấp. Sự lặp lại của những phản ứng vòng này được điều khiển của cấu trúc mới: cấu trúc giác - động. Mặc dù, cấu trúc này chưa làm xuất hiện trí khôn, nhưng nó thực sự là cấu trúc có tính chất khái quát. Sự phát triển của các phản ứng vòng tròn thứ cấp đã mang lại kết quả các cấu trúc có khả năng liên kết và phân hoá, một cử động có thể làm phương tiện để đạt được cử động khác (trẻ kéo dây để chuông kêu).Như vậy ở đây bắt đầu xuất hiện các phản ứng có tính chất quan hệ phương tiện - mục đích.Một số được sử dụng làm phương tiện, còn một số xác định mục đích cho hành động. Sự mở rộng các phản ứng này tạo ra cấu trúc tổng thế, với tư cách là kết hợp nhiều cấu trúc đã có, hình thành các phản ứng vòng tròn cấp hai - các phản ứng mục đích - phương tiện. Trong các phản ứng này của trẻ đã xuất hiện ý định

đạt đến mục đích trước khi xuất hiện phương tiện để thực hiện nó (trẻ gạt các vật cản, đập, ném.v.v...để tìm kiếm vật cần tìm). Trí khôn của trẻ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ở mức này, trí khôn hoàn toàn thụ động, tái tạo, chủ yếu là sự lặp lại các cấu trúc đã có. Các cấu trúc tổng thể trong giai đoạn này, tuy đã có sự phân hoá, nhưng nó được điều ứng một cách thụ động, tiếp nhận thụ động các kích thích). Bước tiếp theo của quá trình phát triển các cấu trúc là sự xuất hiện của các phản ứng mới có tính chất sáng tạo, do được thúc đẩy bởi hứng thú tìm tòi, phát hiện - các phản ứng vòng tròn cấp ba. Trong thời kì này các cấu trúc không chỉ có tinh chất phân hoá mà còn có khả năng phân biệt. Về phương diện hành vi, trẻ có thể kéo tấm thảm trên đó có đồ chơi lại gần, hoặc dùng gậy khều nó. Trình độ cuối cùng của các cấu trúc trí khôn giác - động được đánh dấu bằng các phản ứng sáng tạo không phải được triển khai riêng rẽ, ngẫu nhiên, như giai đoạn trước mà được kết hợp với nhau.Ở trình độ này, các cấu trúc giác - động đã trở thành cơ động và có khả năng kết hợp linh hoạt với nhau, tạo ra cấu trúc cơ động đến mức có cảm tưởng các phản ứng trí tuệ của trẻ em (và của khỉ trong các thực nghiệm của các nhà Ghestan), như là sự bừng hiểu.

Như vậy, sự hình thành và phát triển của cấu trúc giác động được G.Piagie mô tả qua 6 trình độ, mỗi trình độ là một bước phát triển mới của khả năng đồng hoá và điều ứng trí khôn

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)