Các cấu trúc thao tác cụ thểvà hình thức

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 52 - 55)

Sự xuất hiện cấu trúc thao tác được đánh dấu bởi sự phong phú và cơ động của cấu trúc trí tuệ trực giác. Do thực hiện nhiều lần hành động biến đổi hình ảnh tri giác tổng thể, đến thời điểm xuất hiện khả năng bảo tồn của vật, tức là khả năng đảo ngược các cấu trúc đã có, lúc đó cấu trúc thao tác cụ thể được xuất hiện. Đó là những cấu trúc thao tác có đầy đủ các đặc trưng như ta đã thấy ở phần trên nhưng được triển khai trên vật liệu là các vật cụ thể. Bước phát triển cuối cùng là chuyển từ các cấu trúc cụ thể lên mức các thao tác hình thức. Tức là các thao tác tư duy được triển khai bằng các mệnh đề lôgic. Trẻ có thao tác hình thức có thể suy luận dựa trên các giả định (nếu một con gà có 3 chân thì 5 con gà sẽ có 15 chân - trẻ có thao tác cụ thể sẽ không chấp nhận nghịch lí gà 3 chân).Theo G.Piagie, trong cấu trúc thao tác có những thao tác cơ bản sau:

1) Phân loại (classification), là thao tác nhóm hợp các phần tử hay lồng chúng vào với nhau theo cấp bậc các lớp (phân lớp). Chẳng hạn: A + A' = B, (A + A') + B = A + (B + A').

2). Phân hạng (sériation), là thao tác xác lập quan hệ không đối xứng biểu hiện những khác biệt giữa các phần tử. Trong thao tác này, trẻ phải có khả năng xác định 2 mối quan hệ, chẳng hạn: nếu xác định được E > D:C,B,A thì cũng xác định được E < F.G...Nói cách khác, đã xây dựng được bất đẳng thức D < E < F. Do đó đã phát hiện ra tính chất bắc cầu của quan hệ. Điều này liên quan trực tiếp tới việc hình thành khái niệm số của trẻ em: A = A; A < A + A < A + A + A < A + A + A + A...

3) Thay thế (tương ứng). Nếu A + B = C và A có tương ứng với D. B tương ứng với E, thì có thể thay thế D + E = C. A + E = B + D = C.

4) Các thao tác quan hệ, có các loại quan hệ sau:

Các dạng quan hệ Thuận Nghịch Bằng nhau (=) A = B B = A Khác nhau (≠) A ≠ B B ≠ A Thuộc (Î) A Î B B Î A Trong (Ì) A Ì B B Ì A Hơn (>) A > B B > A

Nhờ các cấu trúc thao tác trên, trẻ em có được một số khái niệm: số, không gian, thời gian và tốc độ, nguyên nhân và ngẫu nhiên.

Như vậy, sự mô tả khá chi tiết của G.Piagie đã cung cấp một lược đồ phát sinh, phát triển của cấu trúc trí tuệ từ dạng đơn giản nhất mang tính chất sinh học đến cấu trúc phức tạp trưởng thành. Đây thực chất là quá trình tạo dựng hay cấu trúc hoá (hình thức hoá) các dạng cấu trúc khác nhau. Mỗi dạng cấu trúc đó đặc trưng cho các hành vi trí tuệ của trẻ: các sơ cấu giác - động đầu tiên tạo nên khả năng tri giác và thói quen. Sự phát triển tiếp theo của các sơ cấu này dẫn đến trí khôn giác động, can thiệp vào hành vi, vào tri giác và thói quen, làm cho chúng có tính chất trí khôn. Dần dà, trí khôn có tính chất giác động, bên ngoài được chuyển thành trí khôn suy ngẫm qua các mức độ: trí khôn biểu trưng, trí khôn kí hiệu tiền khái niệm và trí khôn trực giác với đặc trưng là các dạng trí khôn tiền thao tác. Từ những dạng trí khôn này, thông qua hoạt động và tương tác xã hội, ở trẻ em phát sinh cấu trúc thao tác, hình thành trí tuệ thao tác. Thời kì đầu là thao tác cụ thể, tiếp đến là thời kì trưởng thành với thao tác hình thức. Qua sự mô tả của G.Piagie, người ta thấy ông đã đặc biệt nhấn mạnh tới sự kiến tạo cấu trúc trí tuệ của trẻ em bằng hành động của chính nó. Trong quá trình phát triển, các cấu trúc này, một mặt tạo thành hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh với sự kế tiếp nhau từ thấp đến cao; mặt khác, chúng không đơn thuần là sự tái tạo lại thực tại, mà nó là sự sáng tạo của trẻ em; mặt thứ ba, quá trình phát triển này là quá trình liên tục trưởng thành và phát triển thông qua cơ chế đồng hoá và điều ứng. Vì vậy sự thích nghi trí tuệ của trẻ em, theo G.Piagie, là sự thích nghi tích cực. Tuy nhiên, cũng qua cách mô tả của G.Piagie, ta thấy ông nhìn nhận quá trình phát triển cấu trúc trí tuệ chủ yếu là quá trình trẻ tự phát triển dưới áp lực của môi trường xã hội bên ngoài. Hơn nữa, mặc dù quan điểm kiến tạo trí tuệ của G.Piagie được bắt dầu từ hành động vật chất của trẻ em, nhưng ông mới chủ yếu mô tả kết quả của nó đối với cấu trúc tương ứng, còn chính quá trình chuyển hoá của hành động đó để tạo ra cấu trúc bên trong chủ yếu mới chỉ được đặt ra, còn việc giải quyết vẫn chưa được cụ thể. Về phương diện này, cách tiếp cận của các nhà tâm lí học Xô viết chi tiết hơn.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỨA TUỔI

Khác với G.Piagie xuất phát từ sinh học và lôgic học để mô tả và giải thích sự phát sinh cấu trúc trí tuệ, các nhà tâm lí học hoạt động dựa hẳn vào triết học duy vật biện chứng và lịch sử đã phân tích sự hình thành hành động trí tuệ ở trẻ em. Vì vậy, nếu tâm lí học phát sinh cung cấp cho ta bức tranh khá chi tiết về quá trình phát sinh cấu trúc trí tuệ, chỉ ra trong quá trình phát triển trí tuệ phải có cái gì và nó được sinh ra từ đâu, thì tâm lí học hoạt động cung cấp cho ta những nguyên lí của sự phát sinh, phát triển, đưa ra những chỉ dẫn làm thế nào để hình thành và phát triển tối ưu trí tuệ của trẻ em trong điều kiện cho phép. Chúng ta sẽ dừng lại để phân tích một số nguyên lí chung của việc hình thành hành động trí tuệ theo lí thuyết này. Nhưng trước hết, cần nêu vắn tắt những luận điểm cơ bản của triết học Mác- Lênin, có liên quan tới vấn đề đang bàn.

3.3.1. Một số luận điểm của triết học Mác-Lênin đặt cơ sở lí luận cho việc hình thành hành độngtrí tuệ trí tuệ

Có ít nhất 3 luận điểm của triết học Mác - Lênin có tính chất phương pháp luận cho việc hình thành hành động trí tuệ.

Thứ nhất: Luận điểm mang ý nghĩa bao trùm trong triết học duy vật lịch sử là Con người sản xuất ra chính bản thân mình bằng lao động. Theo C.Mác có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình (...). như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình. Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ như thế ấy; do đó, họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách họ sản xuất”. Mặt khác, "trong lao động, tất cả sự khác nhau về bản chất, về trí tuệ và xã hội của hoạt động cá nhân đều bộc lộ rõ”.

Thứ hai: "bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Vì vậy, sự phong phú thực sự về tinh thần của cá nhân là hoàn toàn phụ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ hiện thực của họ

Thứ ba: hoàn cảnh xã hội không phải là cái gì đó hoàn toàn khách quan, có trước và đối lập với cá nhân, áp đặt sự phát triển của cá nhân đó. Thực ra," bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào, thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế ấy”. Tức là "con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”.

Như vậy, các luận điểm của triết học Mác-Lênin là rất rõ ràng, thể hiện tính biện chứng và lịch sử về bản chất, nguồn gốc vận dụng các luận điểm trên vào trong lĩnh vực tìm hiểu sự hình thành và

3.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ EM THEO LÍ THUYẾTHOẠT ĐỘNG TÂM LÍ HOẠT ĐỘNG TÂM LÍ

phát triển hành động trí tuệ trẻ em, các nhà tâm lí học hoạt động đã xác định được các nguyên lí cơ bản của quá trình này.

3.3.2. Cơ chế hình thành hành động trí tuệ của trẻ em

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)