Phương pháp thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 121 - 123)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

5.2.2. Phương pháp thực nghiệm.

Các phương pháp thực nghiệm được dùng khá phổ biến trong nghiên cứu trí tuệ. Ngay cả các trắc nghiệm, các tác dụng lâm sàng thực ra cũng là những thực nghiệm ngắn gọn và không đầy đủ. Trong

nghiên cứu tâm lí người ta chia thực nghiệm thành hai loại: thực nghiệm phát hiện và thực nghiệm hình thành, tuỳ thuộc vào mục đích của nhà nghiên cứu chủ yếu hướng tới việc hình thành yếu tố tâm lí mới hay làm bộc lộ những yếu tố hiện có và sẽ có trong quá trình phát triển của trí tuệ trẻ em, mặc dù sự xác định này vừa khó vừa có tính tương đối, vì khi tiến hành thực nghiệm phát hiện, đều ít nhiều làm biến đổi cái hiện có trong trí tuệ cá nhân chức năng chủ yếu là chẩn đoán, còn trong thực nghiệm hình thành chức năng này mờ nhạt hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lí học lớn như A.Khơ, L.X.Vưgotxki, P.Ia. Galperin và cộng sự đã sử dụng thực nghiệm hình thành như là phương pháp chẩn đoán hữu hiệu trình độ và xu hướng phát triển trí tuệ trẻ em. L.X.Vưgotxki đã sử dụng thực nghiệm hình hành để xác định vai trò của công cụ kí hiệu ngôn ngữ trong qúa trình cấu trúc trí tuệ thực hành thành trí tuệ ngôn ngữ là để xác định vùng phát triển gần nhất trong xu hướng phát triển trí tuệ của trẻ em. Còn P.Ia.Galperin và cộng sự đã tiến hành nhiều thực nghiệm, chứng minh khả năng hình thành sớm một số yếu tố trong cấu trúc trí tuệ của trẻ em, so với giới hạn do G.Piagie xác định.

Kỹ thuật tiến hành các thực nghiệm chẩn đoán cũng tuân theo quy định chặt chẽ như mọi cuộc thực nghiệm tâm lí học khác.

Trên đây là một số phương pháp nghiên cứu đo lường, chẩn đoán trí tuệ trẻ em. Ngoài những phương pháp đã nêu, trong tâm lí học trí tuệ còn sử dụng nhiều phương pháp khác chẳng hạn: phương pháp so sánh trẻ em sinh đôi; phân tích tiểu sử; các phương pháp nghiên cứu cơ chế làm việc của não nghiên cứu so sánh v.v... Mỗi phương pháp có thế mạnh và hạn chế nhất định. Xu hướng chung hiện nay lý không cực đoan một phương pháp nghiên cứu nào trong nghiên cứu. Tùy mục tiêu và nội dung của từng từng chương trình, người ta thường lựa chọn và phối hợp một số phương pháp phù hợp.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)