Nguyên tắc bình thường hoá

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 144 - 145)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

6.4.1.3 Nguyên tắc bình thường hoá

Ngoại trừ một số ít trẻ em có mức chậm rất nặng, còn hầu hết ở mức chậm nhẹ và vừa. Vì vậy, mục tiêu của giáo dục đặc biệt đối với trẻ chậm phát triển về cơ bản là hướng tới cuộc sống bình thường và hoà nhập cho trẻ em. Nghĩa là giáo dục chậm phát triển phải tạo ra những mô hình và điều kiện sống hàng ngày cho trẻ chậm phát triển gần tới mức tối đa với những tình huống của trẻ bình thường trong xã hội. Sự bình thường hoá được thể hiện ít nhất trên 3 phương diện:

- Sự tôn trọng trẻ em

- Phù hợp với đặc điểm và lứa tuổi của từng trẻ.

- Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào cuộc sống bình thường.

Việc áp dụng nguyên tắc bình thường không có nghĩa là làm cho một trẻ chậm phát triển trở thành người bình thường theo đúng nghĩa của nó, mà là làm cho điều kiện sống của nó trở thành bình thường ở mức tối da, tuỳ theo mức độ khuyết tật của nó. Nguyên tắc này thúc đẩy mạnh mẽ thái độ và cách ứng xử "bình thường" của mọi thành viên trong xã hội đối với trẻ khuyết tật nói chung, trẻ chậm phát triển trí

6.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CHẬM PHÁTTRIỂN TRÍ TUỆ TRIỂN TRÍ TUỆ

tuệ nói riêng, tránh cho các em nhiều mắc cảm do hậu quả của những khiếm khuyết gây ra.

6.4.1.4. Hội nhập

Nguyên tắc bình thường hoá được thể hiện và kết hợp với nguyên tắc hội nhập. Áp dụng nguyên tắc hội nhập tức là tạo ra điều kiện bình thường ở mức tối đa để trẻ phát triển. Nguyên tắc hội nhập yêu cầu cách tiếp cận việc giáo dục trẻ chậm phát triển không chú ý nhiều đền khiếm khuyết của trẻ mà chủ yếu hướng vào các điều kiện môi trường đứa trẻ sẽ hội nhập. Tuỳ theo mức độ chậm của trẻ và yêu cầu của việc chăm sóc, giáo dục trẻ có thể thực hiện các mức độ hội nhập khác nhau: hội nhập thân thể, hội nhập chức năng và hội nhập xã hội.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)