Khái quát các quan điểm giải thích sự phát sinh thao tác trí tuệ.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 45 - 50)

b. Các dạng trí tuệ của con ngườ

3.1.2. Khái quát các quan điểm giải thích sự phát sinh thao tác trí tuệ.

Ở mức độ chung nhất, có thể dựa vào cách giải thích sự phát sinh thao tác trí tuệ trong mối quan hệ giữa chủ thể với tác động của môi trường để quy các quan niệm hiện có thành hai nhóm: Giải thích theo quan điểm nội sinh và theo quan điểm kiến tạo

Thuộc nhóm thứ nhất, trước hết là các nhà lâm lí học chủ trương trí tuệ có bản chất sinh học và nó đã có ở dạng tiềm tàng trong cơ thể (năng khiếu bẩm sinh). Sự phát triển của nó thực chất chỉ là sự thể hiện những tiềm năng đó dưới sự tác động của hoàn cảnh sống. Theo quan điểm này trí tuệ chỉ là sự bộc lộ chứ không phải là sự hình thành. Có thể đây là một trong những lí thuyết cổ điển giải thích nguồn gốc phát sinh trí tuệ, được bắt nguồn từ các học thuyết tiến hoá sinh học. Ngày nay, nhiều nhà khoa học không ủng hộ quan điểm trên. Tuy nhiên, dư âm của nó còn ảnh hưởng rất lớn trong tâm lí học và trong thực tiễn.

Một quan điểm khác, theo hướng nội sinh là giả thuyết của các nhà tâm lí học Vuxbua. Theo đó, hành vi trí tuệ được xác định là những cấu trúc nội tại, đã có của cá nhân, được bộc lộ dần trong quá trình cá nhân đó giải quyết nhiệm vụ tư duy. Trong mối quan hệ với hiện thực, các kích thích của hoàn cảnh (của đầu bài toán tư duy) chỉ có tác dụng khởi động, làm bộc lộ những cấu trúc trí tuệ đã có. Mặc dù, đây không phải là những cấu trúc có tính chất sinh học, bẩm sinh, nhưng cũng không phải là những cấu trúc được hình thành trong sự tương tác giữa cá nhân với hiện thực. Thực chất chúng là các cấu trúc tiên nghiệm.

Các nhà tâm lí học Ghestan đã giải thích cấu trúc trí tuệ của động vật và của trẻ chưa biết nói là quá trình cấu trúc lại các hình ảnh tri giác, trên cơ sở các hành động vật chất. Điều lí thú là những cấu trúc này mang tính hình thức. Một dấu hiệu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trí tuệ. Tuy nhiên, theo trường phái Ghestan, các cấu trúc này không liên hệ trực tiếp với các hành động trước đó. Nó là kết quả của sự bừng hiểu. Ở đây dường như có sự gặp gỡ giữa cấu trúc vật lí bên ngoài với cấu trúc trí tuệ của cá nhân, diễn ra trong trường tri giác nhất định. Thực chất đó là quá trình chuyển hoá

giữa hai loại cấu trúc. Như vậy, các cấu trúc tâm lí này không phải là nội sinh, cũng không hoàn toàn là kiến tạo. Vì chúng không có lịch sử phát triển, mà chỉ mang tính chất tức thời. Vì vậy, cơ chế hình thành và lôgic phát triển của các cấu trúc đó đã không được đặt ra. Mặc dù còn hạn chế, nhưng cách giải thích của các nhà tâm lí học Ghestan đã có hai đóng góp lớn: các cấu trúc trí tuệ có tính hình thức, nó được tách ra khỏi tri giác thực tại; để hình thành các cấu trúc này cần có một liên hệ, tác động qua lại giữa yếu tố vật lí và tâm lí.

Trong nhóm quan điểm thứ hai, cách giải thích đơn giản nhất về kiến tạo trí tuệ là của các nhà tâm lí học liên tưởng. Theo họ, trí tuệ và sự phát triển của nó chẳng qua chỉ là sự vận động, hoạt hoá của các mối liên tưởng mà thôi. Bất kì mối liên tưởng nào cũng có hai khía cạnh: hình thành và hoạt hoá các mối liên tưởng đã được tạo ra. Do đó, sự khác biệt về trình độ trí tuệ được quy về sự khác biệt số lượng các mối liên tưởng và tốc độ hoạt hoá chúng. Ngày nay, cách giải thích theo chủ nghĩa kinh nghiệm về kiến tạo trí tuệ như trên ít được ủng hộ, ngoại trừ một số người còn giữ quan điểm sinh học trong nghiên cứu vấn đề này. Tuy vậy,cũng như quan niệm bản chất sinh học của trí tuệ, lí thuyết liên tưởng kinh nghiệm còn ảnh hưởng lớn trong thực tiễn dạy học.

Các nhà tâm lí học hành vi đã tiến một bước trên con đường khắc phục lí thuyết liên tưởng thuần tuý, bằng lí thuyết tạo tác hành vi. Ở đây, hành vi trí tuệ được giải thích là các phản ứng được tạo ra trong quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, nhằm đảm bảo lợi ích của chủ thể. So với các học thuyết đã nêu trên, thuyết hành vi đã đặt ra sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường trong việc hình thành hành vi trí tuệ. Vì thế nó đã trở thành cơ sở tâm lí của nhiều lí thuyết học tập trong dạy học. Tiếc rằng, các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận này đã giải thích sự hình thành hành vi được diễn ra một cách máy móc, theo nguyên tắc ướm thử các phản ứng đã có trong kinh nghiệm vào kích thích vật lí mới, theo cơ chế mầy mò "thử và sai”. Thành ra, sự kiến tạo theo lí thuyết hành vi, một mặt vẫn chỉ là một dạng liên tưởng giữa kinh nghiệm đã có với các hình ảnh hay biểu tượng hiện tại; mặt khác, cơ chế mầy mò "thử - sai" và củng cố của cá thể hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện kích thích bên ngoài và vào kinh nghiệm vốn có của nó.

Trong số các nhà tâm lí học chủ trương trí tuệ là do kiến tạo thì quan điểm nhấn mạnh sự tương tác giữa cá nhân với môi trường đáng được quan tâm hơn cả. Theo hướng này các thao tác trí tuệ (bao gồm cả thao tác trí tuệ hình thức cấp cao) được hình thành bắt đầu từ những hành động vật chất và là sự kết tinh giữa kinh nghiệm về thực tế với sự sản xuất riêng của chủ thể. Ở đây, mối quan tâm của các nhà nghiên cứu là quá trình hình thành các thao tác trí tuệ từ hành động vật chất diễn ra như thế nào? Quá trình phát triển của nó? Những quy luật nào chi phối sự hình thành và phát triển này? Ngày nay, những nội dung chủ yếu của các vấn đề cốt lõi nêu trên đã được giải quyết bởi nhiều lí thuyết. Trong đó có hai lí thuyết bao trùm: thuyết phát sinh trí tuệ của G.Piagie và thuyết tình hội thao tác trí tuệ của các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hoạt động. Giữa hai lí thuyết lớn này có rất nhiều công trình nghiên cứu trung gian. Chúng ta sẽ dừng lại phân tích cơ chế hình thành và phát triển thao tác trí tuệ theo các thuyết nêu

trên.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỨA TUỔI

Trong chương 1 đã giới thiệu sơ lược hướng tiếp cận vấn đề trí tuệ của G.Piagie. Giờ đây là cơ hội để phân tích sâu hơn các luận điểm của ông về sự phát sinh thao tác trí tuệ trẻ em. Tuy nhiên, lí thuyết phát sinh trí tuệ của G.Piagie rất phong phú, bao hàm mọi lĩnh vực về quá trình phát sinh, phát triển tâm lí, trí tuệ cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Vì vậy, để phản ánh được những nội dung chủ yếu của lí thuyết này, cần có chuyên khảo riêng. Ở đây chỉ đề cập một số luận điểm của G.Piagie có liên quan trực tiếp tới sự phát sinh, phát triển các thao tác trí tuệ trẻ em.

3.2.1. Những luận điểm xuất phát và khái niệm công cụ của G.Piagie

Lí thuyết của G.Piagie rất khó theo dõi. Vì vậy, tốt nhất, nên bắt đầu từ những luận điểm xuất phát và những khái niệm công cụ của ông.

Trước khi là nhà tâm lí học, G.Piagie đã là nhà sinh vật học và được trang bị kiến thức Khoa học luận (Epistemologie), đặc biệt là triết học và lôgic học. Lĩnh vực nghiên cứu sinh học là sự thích nghi của loài nhuyễn thể. Vì vậy mọi giải thích của G.Piagie về sự phát sinh trí tuệ trẻ em chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai lĩnh vực khoa học này. Ngay trang đầu của cuốn "Tâm lí học trí khôn"- một trong những tác phẩm nổi tiếng của G.Piagie, đã thể hiện quan điểm xuất phát của ông: “Mọi giải thích tâm lí học sớm hay muộn cuối cùng cũng dựa vào sinh học hoặc logic học.”

Theo G.Piagie, giải nghĩa trí tuệ dưới góc độ tâm lí học là nghiên cứu thực thể' trí tuệ, vạch ra sự phát triển của nó và những quy luật chi phối sự phát triển đó. Cụ thể là phải tạo dựng lại sự phát sinh và các bước hình thành trí tuệ từ dạng đơn giản nhất đến mức trưởng thành. Việc nghiên cứu này rất giống công việc của nhà phôi học: phân tích, miêu tả các bước và các thời kì phát triển của thai nhi từ lúc phát sinh hình thái cho đến khi trở thành đứa trẻ với đầy đủ tư cách là một cá thể người.

Tuy nhiên, các hiện tượng tâm lí nói chung, trí tuệ nói riêng mang tính chất chức năng, không thể "cầm nắm" được như các sự kiện mang tính vật chất của phôi học hay của sinh học nói chung. Vì vậy, để tường minh hoá các sự kiện khó nắm bắt đó, phải vận dụng khoa học lôgic, với tư cách là khoa học hình thức hoá. Về phương diện này, nghiên cứu tâm lí học giống công việc của nhà lôgic học.

Xuất phát từ quan niệm nghiên cứu tâm lí học về trí tuệ như trên, G.Piagie đã sử dụng hai khái niệm công cụ để phân tích sự phát sinh, phát triển trí tuệ trẻ em: Thích nghi và cấu trúc.

Khái niệm cấu trúc (sơ đồ) có nguồn gốc từ triết học và lôgic học. Có thể, người đầu tiên sử dụng khái niệm này là nhà triết học vĩ đại người Đức: I.Cantơ. Theo ông, mọi tri thức khoa học đều phải phản ánh được nội dung các sự vật của thế giới, mặt khác, nó phải thuần nhất, có tính phổ biến (vì vậy phải khái quát) và tất yếu. Điều này mâu thuẫn với nội dung phong phú, cụ thể, biến đổi của sự vật. Để khắc phục mâu thuẫn, tạo ra tri thức khoa học về sự vật. I.Cantơ đã sử dụng sơ đồ tiên nghiệm với tư

3.2. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TRẺ EM THEO LÍ THUYẾT CỦAG.PIAGIÊ G.PIAGIÊ

cách là cấu trúc hình thức để tổng hợp tư liệu cảm tính vào trong đó. Trong truyền thống triết học, lôgic học và tâm lí học, có hai phương án giải quyết mối quan hệ giữa cấu trúc hình thức với nội dung sự vật của hình ảnh tâm lí: tiên nghiệm (sơ đồ hình thức có trước, là tiên đề, quá trình phản ánh tâm lí là quá trình lồng nội dung sự vật của hình ảnh tri giác vào các sơ đồ đó); kiến tạo (quá trình phản ánh đồng thời là quá trình hình thành các cấu trúc, sơ đồ). Trong lĩnh vực tâm lí học, trường phái Vuxbua đã sử dụng khái niệm này với tư cách là cấu trúc trí tuệ tiên nghiệm, còn các nhà Ghestan đã giải thích nó như là sự “cấu trúc hóa lại tức thì" các yếu tố thành phần trong một tổng thể đã có. G.Piagie phân tích rất kĩ hiện tượng cấu trúc lại đó của trường phái Ghestan và trong các nghiên cứu trí tuệ của mình, G.Piagie theo quan điểm kiến tạo cấu trúc. Ở đây có sự kết hợp giữa nghiên cứu nội dung tâm lí của khoa học thực nghiệm với nghiên cứu các sơ đồ lôgic và toán của khoa học hình thức hoá. Dĩ nhiên, sự kết hợp này không theo nghĩa tiên nghiệm mà là theo quan điểm kiến tạo. Có thể nói ngay rằng đây là một trong những điểm độc đáo và thành công nhất của Piaget. Nó là chìa khoá để ông mở ra cánh cửa phát sinh, phát triển trí tuệ trẻ em. Đối với chúng ta, nó cũng là chìa khoá để hiểu lí luận kiến tạo trí tuệ của G.Piagie.

Khi phân tích một hành vi trí tuệ, G.Piagie tách ra thành hai mặt (việc tách này là do nhu cầu của nghiên cứu, còn trong thực tế chúng gắn bó với nhau): mặt cảm xúc và mặt nhận thức. Chính mặt nhận thức (hiểu biết) là mặt tạo ra các cấu trúc. Nói cách khác, mặt cảm xúc tạo ra động lực, năng lượng cho một hành vi ứng xử, còn mặt nhận thức là sự cấu trúc hoá, giúp cho cá nhân thiết lập được sự cân bằng với môi trường. Theo G.Piagie các cấu trúc đó là cấu trúc hiểu biết và cũng chính là cấu trúc trí tuệ. Nhiệm vụ của ông là phân tích, mô tả sự phát sinh, phát triển các cấu trúc đó từ dạng đơn giản nhất (sơ cấu giác - động) đến dạng phức tạp cuối cùng của sự trưởng thành (cấu trúc thao tác hình thức), bằng chính hoạt động của trẻ em, bắt đầu từ các hành động vật lí, bên ngoài.

Khái niệm thích nghi trí tuệ bắt nguồn từ thích nghi sinh học. Tư tưởng chủ đạo của G.Piagie coi sự phát triển trí tuệ là trường hợp riêng của sự phát triển cá thể. Nó là sự phát triển tiếp tục của các yếu tố sinh học. Cả hoạt động sinh học và hoạt động tâm lí không tách biệt với cuộc sống và cả hai đều là bộ phận của hoạt động toàn bộ, mà đặc trưng của chúng là tổ chức kinh nghiệm nhằm tạo ra sự thích ứng giữa cơ thể với môi trường. Điều khác nhau giữa thích ứng sinh học và thích ứng tâm lí, trí tuệ là một bên thích ứng vật chất còn bên kia là thích ứng chức năng.

Để triển khai khái niệm thích ứng trí tuệ, G.Piagie đã sử dụng các khái niệm có gốc sinh học: đồng hoá, điều ứng và cân bằng. Các khái niệm này đã được đề cập trong chương I.

Theo G.Piagie, đồng hoá sinh học (đồng hoá mang tính vật chất) là cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng do môi trường bên ngoài cung cấp (thức ăn, không khí, nước, chất khoáng...), chế biến chúng thành chất dinh dưỡng của cơ thể. Giống đồng hoá sinh học, đồng hoá trí tuệ (đồng hoá chức năng) là não tiếp nhận thông tin từ các kích thích bên ngoài, tiêu hoá chúng, biến thành cái có nghĩa cho bản thân trong quá trình thích ứng với môi trường, cái có nghĩa đó chính là cấu trúc. Thực chất đó là quá trình tái

lập lại một số đặc điểm của khách thể được nhận thức, đưa nó vào trong các cấu trúc (sơ đồ) đã có. Điều ứng là quá trình thích nghi của chủ thể đối với những đòi hỏi đa dạng của môi trường, bằng cách biến đổi những cấu trúc đã có, tạo ra cấu trúc mới, dẫn đến trạng thái cân bằng. Cân bằng là tự cân bằng của chủ thể giữa hai quá trình đồng hoá và điều ứng. Trong đồng hoá, các kích thích được chế biến cho phù hợp với sự áp đặt của cấu trúc đã có. Còn trong điều ứng chủ thể buộc phải thay đổi cấu trúc cũ cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Như vậy đồng hoá là tăng trưởng còn điều ứng là phát triển. Quá trình hình thành và phát triển trí tuệ là sự liên tục hình thành các cấu trúc mới trên cơ sở các cấu trúc đã có. Toàn bộ sự hình thành, phá vỡ và tái hình thành các cấu trúc tạo thành hệ thống cấu trúc phát triển theo một hướng nhất định.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)