TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 155 - 156)

II I CÁCH CHẤM ĐIỂM

7.3. TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠ

Nói tới văn hoá Phương Đông cổ đại chúng ta thường nghĩ tới các nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa với các tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo...Thực ra, trong lịch sử văn hoá Phương Đông, chúng không đơn thuần là các hệ thống tôn giáo hay triết học mà còn là các hệ thống giáo dục, các đạo học, có ảnh hưởng sâu rộng và quy định chiều hướng phát triển của đời sống xã hội. Vì vậy, chúng ta sẽ dừng lại ở một số đạo học lớn nêu trên, đặc biệt là Phật giáo và Đạo giáo.

Muốn hiểu thấu đáo vấn đề trực giác trong các Đạo học Phương Đông, cần lưu ý tới những khác biệt lớn về văn hoá giữa Phương Đông với Phương Tây cổ đại và ngay giữa các Đạo học Phương Đông. Ở đây có ít nhất 3 điểm cần nhấn mạnh.

Thứ nhất: Xu hướng triết lí. Ngay từ đầu, người Phương Tây đã có xu hướng tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên, đối lập với nó để tìm hiểu, khám phá và chinh phục nó (tách Tâm – Vật và hướng nhận thức ra yếu tố vật chất, ra thế giới bên ngoài). Ngược lại, người Phương Đông cổ đại coi trọng sự hoà đồng giữa con người với thiên nhiên theo tư tưởng chủ đạo là TAM TÀI (Thiên Địa Nhân hợp nhất). Vì vậy, trong khi các Triết gia Phương Tây hướng vào việc phân tích, lý giải bản chất và quy luật của tự nhiên, thì các Đạo gia Phương Đông lại chủ tâm nương dựa vào các quy luật đó để tìm kiếm cách hoà đồng giữa con người với con người và với trời đất. Vì vậy, triết học Phương Tây, trước hết là triết học tự nhiên còn đạo học Phương Đông, trước hết là triết học xã hội.

Thứ hai: Cơ sở triết lý. Trong triết học cổ Phương Tây, lý luận được hình thành chủ yếu qua sự phỏng đoán, suy luận của các triết gia siêu phàm. Ngược lại, một đạo lý Phương Đông cổ đều được xây dựng trên nền tảng thực nghiệm, trải nghiệm, kinh nghiệm và thể nghiệm của chính các triết gia đó. Triết học cổ Phương Đông là triết học thực nghiệm. Phương pháp nhận thức thiên về trực giác trí tuệ và sự giaocảm giữa tâm hồn với thế giới tự nhiên bao la. Vì vậy nội dung của nó chứa nhiều sự kiện khoa học, gần gũi với “mô tả tâm lí họ” và có tính giáo huấn cao. Triết học Phương Đông không đơn thuần là triết lý mà chủ yếu là Đạo học. Trong triết học Phương Tây, các chân lý được thừa nhận qua lý luận, còn trong Đạo học Phương Đông phải được chứng qua thể nghiệm.

Thứ ba: Trong nền văn hoá Phương Đông cổ đại có rất nhiều Đạo học. Đối với lĩnh vực chúng ta đang quan tâm, có thể chia thành hai hệ thống: Nhóm thứ nhất: Nho học và các Đạo học khác có xu hướng nhân sinh xã hội, nhân bản hoá vũ trụ, nhập tự nhiên vào xã hội, con người; Nhóm thứ hai là các tôn giáo Ấn Độ và Lão giáo Trung Hoa, có khuynh hướng vũ trụ hoá cá nhân, đem cá nhân hoà vào vũ trụ. Nếu nhóm thứ nhất lấy sự kết hợp Trời-Đất- Người làm lý tưởng, thì nhóm thứ hai có mục đích tột cùng là giải thoát tinh thần cho mọi người. Mẫu người lý tưởng của Nho giáo là con người hành động con người Nhân, con người xã hội. Phương pháp đặc trưng của Nho học là Tu thân. Mẫu người lý tưởng của Phật giáo và Đạo giáo là con người tu luyện, con người Tâm linh, con người có ý thức vũ trụ.

7.3. TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNGCỔ ĐẠI CỔ ĐẠI

Phương pháp đặc trưng là định thiền, liên quan trực tiếp tới trực giác trí tuệ. Trong chuyên đề này, nói tới các Đạo học Phương Đông, ta quy ước chủ yếu nói tới Phật giáo và Đạo giáo.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)