II I CÁCH CHẤM ĐIỂM
7.3.1.2. Các trạng thái nhận thức của con ngườ
Trong truyền thống văn hoá Ấn Độ cổ đại nói riêng, Phương Đông nói chung, con người đã khát khao khám phá đến tột cùng sự hiểu biết của mình, hy vọng nhờ đó giải quyết được mối quan hệ giữa Tâm và Vật, giữa Chủ thể và Khách thể, Nhân sinh và Thiên nhiên. Kinh Mandukya Upanisad đã mô tả quá trình nhận thức của con người trải qua 4 trạng thái. Ba trạng thái dầu gọi là AUM (úm): Trạng thái thức (A). Trong trạng thái này, các cơ quan nhận thức của con người đều hướng ra bên ngoài, nhận thức được các sự vật, hiện tượng biến đổi của thể giới khách quan; trạng thái mộng (U): ý thức quay vào bên trong, phản ánh các biểu tượng, ký ức mà lúc thức con người đã thu nhận được; trạng thái ngủ say(M): ý thức là một khối bất phân biệt, con người hầu như không liên hệ gì với đối tượng vật chất và tinh thần nào. Ngoài 3 trạng thái trên còn có trạng thái thứ 4 cao nhất: trạng thái siêu thoát (Turiya). Trong trạng thái này bản tính cá nhân (tiểu vũ trụ-atman) và bản tính vũ trụ (đại vũ trụ - Brahman) đã hoà vào nhau, tạo thành đúng nhất thể, một khối bất phân ý thức con người và ý thức vũ trụ. Ở trạng thái này, con người không tri giác bằng giác quan không nhận thức thế giới bằng tri thức, tư duy thông thường mà bằng truyền tâm, trực tiếp kinh nghiệm.
Như đã thấy, trong nhận thức của con người, theo Phật giáo nguyên thuỷ, có hai mức: nhận thức tri giác và tri thức viên mãn (trí tuệ). Trong nhận thức tri giác có sự tác động theo nguyên lý nhân duyên. Ở đây, tri thức được hình thành là do có sự gặp gỡ của các giác quan với các vật tương ứng: mắt với màu sắc, hình dáng; tai với âm thanh; mũi với mùi, lưỡi với vị; da thịt với đụng chạm. Mỗi giác quan vừa là nơi tiếp nhận kích thích của các vật và được gọi là Căn (5 giác quan = ngũ căn), vừa là nơi có khả năng
phân biệt, tạo ra sự nhận biết các kích thích đó và được gọi là Thức (ngũ thức).Ngũ căn và ngũ thức là các cửa ngõ để nhận biết ngoại giới: Theo các nhà Duy thức học, ngoài 5 thức trên, con người còn 3 thức khác, cao hơn: thức thứ 6: ý thức, có khả năng phân biệt, phối hợp 5 thức: thức thứ 7: ý căn hay căn thức (Mạt na thức), có công năng nhận ra và kiểm soát ý thức (thức thứ 6), thức thứ 8: Tàng thức (A-lạt-da thức), có công năng chứa đựng và điều khiển tất cả các thức trên. Trong 8 thức của con người, thức thứ 8 có công năng bao trùm các thức khác, được gọi là Tâm thức (Tâm), tiếp đến là thức thứ 7, vừa là nơi truyền công năng của thức thứ 8, vừa là căn của thức thứ 6 và khởi phát hoạt động của các thức còn lại, được gọi là ý thức (ý), 6 thức còn lại gọi là Thức. Như vậy, ta có hệ thống thứ bậc: Tâm-Ý-Thức. Trong nhận thức của cá nhân, Thức (6 thức) tương ứng với trạng thái thức tỉnh (A). Ý tương ứng trạng thái mộng (U). Còn Tâm ứng với trạng tháingủ say và cao hơn là trạng thái siêu thoát. Theo một cách nhìn khác, Thức (trạng thái thức), thuộc về nhận thức có ý thức (hữu thức), còn ý và Tâm (ba trạng thái sau) thuộc về lĩnh vực tiềm thức (vô thức-thức không nhìn thấy). Như vậy, nhận thức bằng Thức là mức nhận thức giác quan, còn nhận thức bằng Tâm mới là mức nhận thức cao của con người-nhận thức trí tuệ. Đó chính là trực giác trí tuệ. Như vậy trực giác trí tuệ trong quan niệm của văn hoá Phương Đông cổ đại không đơn thuần là nhận thức trực tiếp của trí tuệ, không phải là hành động trí óc phi lôgic, mà là nhận thức bằng cả toàn bộ sức mạnh trí tuệ và nhân cách của con người. Để có được khả năng này, cá nhân phải tiến hành theo phương pháp nhận thức đặc biệt: Tu thiền.