c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ
5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC TRONG CHẨN ĐOÁN TRÍ TUỆ TRẺ EM
trí tuệ trẻ em là kết quả trực tiếp của việc ông vận dụng phương pháp lâm sàng vào nghiên cứu trí tuệ trẻ em.
Phương pháp lâm sàng của G.Piagie là sự kết hợp lâm sàng có tính chất truyền thống với thực nghiệm tác động không đầy đủ. Thực chất ở đây là cuộc trò chuyện giữa nghiệm viên với trẻ em xoay quanh công việc mà đứa trẻ được giao, với tư cách là một trò chơi. Chẳng hạn, khi nghiên cứu khả năng bảo tồn của trẻ. Nghiệm viên đề nghị trẻ chia cục bột thành hai phần như nhau. Sau đó bảo trẻ nặn một cục thành các vật có hình thù khác nhau như một khúc dài hoặc vo tròn, đập dẹt v.v... Mỗi lần trẻ thay đổi hình dạng cục bột như vậy, nghiệm viên đều hỏi trẻ xem bột ở hai cục có như nhau không? tại sao?.v.v..
Mấu chốt của phương pháp lâm sàng G.Piagie là nghệ thuật đặt câu hỏi, quan sát, lắng nghe và ghi chép cách trả lời cũng như các phản ứng của trẻ nhằm ghi lại đầy đủ cách tiến hành, cách lập luận và cấu trúc của những suy luận đó. Từ những câu trả lời, những phản ứng của trẻ nhà nghiên cứu có thể đưa ra yêu cầu, chỉ trích, động viên... nghĩa là sử dụng nhiều thủ thuật khêu gợi để dẫn dắt trẻ hành động và nói ra được cách suy nghĩ, cách hành động của mình. Như vậy, trong nghiên cứu lâm sàng tâm lí không nhất thiết yêu cầu hai đứa trẻ cùng tiến hành một hành động hoặc hỏi chúng cùng một câu hỏi. Với từng đứa trẻ khác nhau có thể cho nó hành động bằng các vật liệu khác nhau (thay cục bột bằng hai cốc nước hoặc khối gỗ v.v.) và các thủ thuật khêu gợi phù hợp, miễn là có được thông tin chính xác, đầy đủ về diễn biến phản ứng tự vệ của đối tượng. Việc tiến hành phương pháp này trên mỗi đứa trẻ trong suốt thời gian dài phát triển của nó sẽ cung cấp hệ thống thông tin, mà việc phân tích chúng sẽ cho nhà nghiên cứu bức tranh về sự phát sinh, phát triển trí tuệ trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổi.
Khác với các trắc nghiệm đã được chuẩn hoá theo quy trình chặt chẽ và nhà nghiên cứu không can thiệp vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của trẻ, trong phương pháp lâm sàng tâm lí việc kiểm tra quá trình tiến hành của trẻ ít chặt chẽ và có sự can thiệp của nhà nghiên cứu. Chính yếu tố tự do hành động của trẻ, sự can thiệp của nhà nghiên cứu và sự ghi chép, lí giải đầy đủ mọi chi tiết về những gì trẻ nói và làm, đã tạo ra sự phong phú và tin cậy của các tư liệu. Tuy nhiên, những yếu tố trên cũng dễ làm phương hại dẫn tiến trình suy nghĩ và hành động của trẻ, nếu sự can thiệp của nhà nghiên cứu thiếu kinh nghiệm (G.Piagie cho rằng các trắc nghiệm chuẩn hoá không có nguy cơ này). Mặt khác, các kỹ thuật lâm sàng tuy rất chi tiết và hệ thống nhằm phát hiện ra những thay đổi bên trong của trí tuệ trẻ em, nhưng những tư liệu thu được không mang ý nghĩa thống kê. Điều này thường bị các nhà nghiên cứu có xu hướng lượng hoá đặc biệt là những người ưa dùng phương pháp trắc nghiệm phê phán. Trong những nghiên cứu về sau, G.Piagie thường kết hợp tư liệu của cả hai phương pháp: Lâm sàng và Trắc nghiệm.