MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC TRÍ TUỆ HAI THÀNH PHẦN

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 26 - 28)

chưa được đề cập.

Ngoài hai mô hình trên, cũng có thể dẫn ra nhiều mô hình khác. Chẳng hạn, theo R.Cattell (1967), trong trí tuệ của cá nhân có hai thành phần: "trí lỏng"(Fluid Intelligence) có từ khi mới sinh, nó là cơ sở cho các khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng lập luận,v.v..., "trí tuệ tinh luyện" (Crystallzed Intelligence), bao gồm những kiến thức thu được qua học tập trong cả đời người. Cũng tương tự như R.Cattell, Hebb (1974) chia trí tuệ thành hai phần: "trí tuệ A" và "trí tuệ B". Trí A là tiềm năng, có từ khi mới sinh và là nguyên liệu cơ bản cho sự phát triển các năng lực trí tuệ sau này, còn trí B là kết quả của sự tương tác giữa trí A với môi trường. Theo một cách khác: Jensen (1969) chia trí tuệ thành 2 mức: Trí tuệ cụ thể; thực hành (trình độ I): tham gia vào các hoạt động đời thường và trí tuệ trừu tượng (trình độ II), tham gia vào các hoạt động nhận thức khoa học. Cũng theo xu hướng trên, Nguyễn Khắc Viện (1991) đề nghị hai mức trí tuệ: trí làm, giúp cho việc thích nghi với một tình huống cụ thể, tìm ra các giải pháp phù hợp với những thuộc tính cụ thể của sự vật. Trí nghĩ, tức là trí tuệ trừu tượng, có sự tham gia của ngôn ngữ, dùng kí hiệu, tượng trưng để biểu hiện các vật và mối quan hệ giữa chúng. Các mô hình theo kiểu phân mức như trên, chúng ta sẽ còn gặp lại khi phân tích sự phát triển của trí tuệ cá nhân.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 2: CẤU TRÚC CỦA TRÍ TUỆ

Phương pháp phân tích nhân tố đã thực sự kích thích các nhà nghiên cứu đi sâu vào các tầng vi mô của trí tuệ. Nhờ đó, ngày nay có thể kể ra vô số cấu trúc đa thành phần, từ mô hình của L.L.Thurstone (1959), L.A.Venghe (1978) J.P.Guilford (1938), đến mô hình của R.Sternberg (1986), D.N. Perkins (1981)... Dưới đây sẽ điểm qua một số mô hình cấu trúc trên.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)