Quan niệm của L.X.Vưgôtxki và của các nhà tâm lí học hoạt động về các giai đoạn phát triển trí tuệ trẻ em

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 73 - 76)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

3.4.1.3 Quan niệm của L.X.Vưgôtxki và của các nhà tâm lí học hoạt động về các giai đoạn phát triển trí tuệ trẻ em

Đây là một trong những khác biệt giữa ông với G.Piagie và là điểm tương đồng với L.X.Vưgôtxki cũng như với các nhà tâm lí học hoạt động khác.

3.4.1.3 Quan niệm của L.X.Vưgôtxki và của các nhà tâm lí học hoạt động về các giai đoạn pháttriển trí tuệ trẻ em triển trí tuệ trẻ em

nói riêng. Tuy nhiên, có thể gộp tất cả các cách phân chia đã có thành hai nhóm chủ yếu: Nhóm thứ nhất có xu hướng cho rằng sự phát triển chung quy lại chỉ là sự thực hiện, biến đổi, và phối hợp các tư chất. Ở đây, không có cái mới mà chỉ là mở rộng và nhóm những yếu tố đã có ngay từ đầu. Nhóm thứ hai: coi sự phát triển là quá trình tự vận động không ngừng, mà đặc trưng của nó là liên tục xuất hiện và tạo thành cái mới, cái không có trong giai đoạn trước. Quan điểm này đã phản ánh được bản chất của sự phát triển

Ở trên, ta đã thấy G.Piagie phân chia giai đoạn phát triển trí tuệ trẻ em dựa vào các cấu trúc trí tuệ được kiến tạo trong từng giai đoạn đó. Ta cũng đã thấy cách phân chia của H.Valông chú ý hơn tới các yếu tố nhân cách và xã hội của sự phát triển. Dưới đây, sẽ đề cập cách phân chia của các nhà tâm lí học hoạt động, chủ yếu dựa vào hoạt động cá nhân và vào vị trí của nó trong mối quan hệ với môi trường xã hội, với tư cách là những cái quy định sự hình thành và biểu hiện sự phát triển tâm lí, trí tuệ con người.

Theo L.X.Vưgôtxki, để phân chia các giai đoạn phát triển trẻ em cần căn cứ vào ít nhất hai yếu tố: căn cứ vào cấu trúc mới đặc trưng cho bản chất của mỗi lứa tuổi được hình thành trong giai đoạn nhất định. Những cấu trúc mới đó chính là một dạng cấu tạo mới của nhân cách và hoạt động của nó. Đó là những biến đổi tâm lý và xã hội, xuất hiện lần đầu tiên ở một độ tuổi nhất định, quy định ý thức của trẻ, quy định quan hệ của nó với môi trường sống, bên trong và bên ngoài của nó, quy định toàn bộ quá trình phát triển của trẻ trong từng giai đoạn cụ thể. Tiêu chuẩn thứ hai để xét giai đoạn lứa tuổi là động thái phát triển của nó, tức là sự vận động từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác. Chỉ cần bằng các phương pháp kinh nghiệm, chúng ta cũng biết rằng sự thay đổi lứa tuổi diễn ra không đều, có thời kì rất nhanh, mạnh mẽ, song cũng có thời kì chậm, thụt lùi. L.X.Vưgôtxki tán thành quan niệm của Blonxky, phân chia thời gian phát triển của trẻ thành những thời kì có tốc độ, nhịp độ biến đổi khác nhau, gọi là các thời kỳ, giai đoạn hoặc các pha. Ranh giới phân định chúng là các cuộc khủng hoảng lứa tuổi.Theo L.X.Vưgôtxki, khủng hoảng là giai đoạn ngắn, nhưng có đặc điểm khác hẳn so với thời kỳ ổn định kéo dài. Trong đó thường diễn ra sự biến đổi với tốc độ và nhịp độ rất nhanh, rất mạnh, tạo ra các bước ngoặt trong sự phát triển của trẻ em, làm thay đổi hoàn toàn những nét cơ bản của sự phát triển đó. Khủng hoảng giống như các sự kiện cách mạng, ảnh hưởng rất lớn tới chiều hướng, tốc độ và nhịp độ phát triển trẻ em trong các thời kỳ khác nhau. L.X.Vưgôtxki cho rằng có ít nhất ba đặc điểm của giai đoạn khủng hoảng phát triển. Thứ nhất: khó xác định về thời điểm xuất phát và kết thúc, nhưng đều có điểm cực đại mà ở đó diễn ra căng thẳng tột độ của trẻ. Thứ hai: trong giai đoạn này trẻ rất khó tiếp xúc, rất khó giáo dục. Trong thời kỳ học phổ thông, trẻ em lâm vào giai đoạn khủng hoảng thường giảm thành tích học tập, ít lý thú với công việc, cuộc sống nội tâm thường dằn vặt.v.v..Đặc điểm thứ ba là xu thế thụt lùi, tạm dừng sự phát triển. Căn cứ vào cấu trúc tâm lý mới được hình thành và các giai đoạn chuyển tiếp, L.X.Vưgôtxki đã phân chia các giai đoạn lứa tuổi như sau:

Tuổi ẵm ngửa (2 tháng -1 năm) -Khủng hoảng 1 tuổi Tuổi ấu thơ (1-3 năm) - Khủng hoảng 3 tuổi

Trước tuổi học (3-7 tuổi) - Khủng hoảng 7 tuổi Tuổi học sinh: (8-12 tuổi) - Khủng hoảng 13 tuổi Tuổi dậy thì: (14-18 tuổi)-khủng hoảng tuổi 17 Tuổi trưởng thành.

A.N.Lêônchiev (1980) cho rằng, mỗi giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em đặc trưng bởi một quan hệ nhất định của trẻ với thực tại, có tính chất chủ đạo trong một giai đoạn nhất định, bởi một kiểu hoạt động nhất định - hoạt động chủ đạo. Dấu hiệu để xác định chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác chính là sự thay đổi kiểu hoạt động chủ đạo, thay đổi quan hệ chủ đạo của đứa trẻ với thực tế. Theo hướng này, Đ.B.Elcônhin đã dựa trên các lớp đối tượng mà trẻ em hướng tới để xác định hình thái hoạt động. Từ đó, ông chia đối tượng thành hai lớp: lớp A, gồm những quan hệ giữa trẻ em với người lớn, với xã hội nói chung. Nói vắn tắt, đó là quan hệ người-người theo nghĩa hẹp của nó. Lớp B, gồm quan hệ của trẻ em với thế giới vật thể có trong thiên nhiên và do con người sáng tạo ra. Từ giả thuyết trên, Đ.B.Elcônhin cho rằng, trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ em có một hoạt động chủ đạo và các giai đoạn này chuyển tiếp cho nhau, do sự thay thế một hoạt động chủ đạo này bằng một hoạt động chủ dạo khác. Theo đó, từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành,trẻ em trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các lớp quan hệ khác nhau:

+ Giai đoạn sơ sinh: từ lúc mới sinh đến 1 tuổi. Đối tượng thuộc lớp A: quan hệ với mẹ và người lớn khác

+ Giai đoạn tuổi thơ (từ 1 đến 3 tuổi). Đối tượng thuộc lớp B: quan hệ của trẻ em với thế giới đồ vật. Trẻ học cách sử dụng do vật hàng ngày (cốc, thìa, bát, đũa...) theo kiểu người. Cuối giai đoạn này có cuộc khủng hoảng 3 tuổi.

+ Giai đoạn mẫu giáo (từ 3 đến 6 hoặc 7 tuổi). Đối tượng thuộc lớp A: các quan hệ, chuẩn mực trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ học cách thích ứng với các quan hệ xã hội theo chuẩn mực đã có.

+ Giai đoạn học sinh nhỏ (6-7 tuổi đến 11-12 tuổi). Đối tượng thuộc lớp B: trẻ học các tri thức khoa học, trong đó có tri thức về hành động, hoạt động. Cuối giai đoạn này xuất hiện cuộc khủng hoảng thứ hai: khủng hoảng tuổi dậy thì.

+ Giai đoạn học sinh lớn (tù 12 đến 16-17 tuổi). Đối tượng thuộc lớp A: quan hệ bạn bè, thân hữu...

+ Giai đoạn thanh niên và trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên). Đối tượng thuộc lớp B: nghề nghiệp chuyên môn và khoa học.

Dễ dàng nhận thấy cách phân chia trên có tính chất định hướng, đặc biệt là trong lĩnh vực tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em. Trong giai đoạn trước tuổi học, hoạt động vui chơi có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển trí tuệ trẻ em, còn trong giai đoạn tuổi học sinh, vai trò này thuộc về hoạt động học tập và giao tiếp. Khi trưởng thành, trí tuệ cá nhân phát triển và ổn định là do hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội của cá nhân đó. Cần lưu ý là trong mỗi giai đoạn lứa tuổi có một lớp đối tượng được nổi trội, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đó trẻ không có hoạt động với các đối tượng khác. Vấn đề chỉ là ở chỗ, trong hệ thống đa dạng các hoạt động của cá nhân ở mỗi giai đoạn, có một loại hoạt động với một lớp đối tượng đặc trưng, tạo ra hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó, nhà sư phạm cần nắm lấy hoạt động này để chủ động tổ chức quá trình phát triển cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)