Chỉ số trí tuệ (Intelligence Quotient)

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 111 - 113)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

5.1.1.3 Chỉ số trí tuệ (Intelligence Quotient)

Tuổi trí khôn (Mental Age) là đại lượng đầu tiên thể hiện ý tưởng đo lường trí tuệ trẻ em. Khái niệm này do nhà tâm lí học Pháp A.Binet đưa ra (1905), được xác định bởi kết quả thực hiện trắc nghiệm của trẻ nào đó so với những trẻ em phát triển trung bình trong quần thể trẻ em có cùng tuổi đời (tính theo tháng). Nói cách khác, tuổi trí khôn phản ánh trí tuệ của mỗi trẻ so với trí tuệ trung bình của nhóm trẻ em cùng độ tuổi, được chọn làm nhóm mẫu trắc nghiệm.

Tuy nhiên, khái niệm "tuổi trí tuệ" nhanh chóng bộc lộ hạn chế, nó không phản ánh sự chênh lệch về trí tuệ của trẻ em giữa các lứa tuổi. Do vậy, không thấy được nhịp độ tiến bộ về trí tuệ của trẻ qua các lứa tuổi đó. Chẳng hạn, cùng khác nhau 30 tháng tuổi trí tuệ, nhưng đối với trẻ 5 tuổi đời thì, nó có thể có tuổi trí tuệ bằng nửa (hoặc gấp rưỡi) tuổi thực. Trong khi đó đối với đứa trẻ 12,5 tuổi đời thì sự chênh lệch 30 tháng tuổi trí tuệ chỉ tương ứng với 1/5 tuổi thực. Để khắc phục hạn chế này, năm 1912 nhà tâm lí học Đức V.Stern đưa ra khái niệm chỉ số trí tuệ.

Khái niệm chỉ số trí tuệ [chỉ số khôn (Theo Nguyễn Khắc Viện,1991), chỉ số thông minh (Trần Trọng Thuỷ, 2000)], phản ánh trình độ trí tuệ của một cá nhân tại thời điểm đo, mà không phải dẫn ra tuổi đời. Theo V.Stern, công thức tính chỉ số trí tuệ (CSTT)

IQ = (Tuổi trí tuệ / Tuổi đời) x 100

độ phát triển trí tuệ của trẻ em qua các lứa tuổi; đồng thời khi tìm tuổi trí tuệ của người lớn, công thức này tỏ ra kém hiệu quả. Mặt khác, khi xác định các thử nghiệm để định chuẩn cho tuổi trí tuệ của mỗi lứa tuổi và áp dụng nó trong phạm vi rộng sẽ khó tránh khỏi sự khác biệt các yếu tố văn hoá, môi trường sống của các nghiệm thể.

Để khắc phục những hạn chế của công thức tính chỉ số trí tuệ theo truyền thống của V.Stern, nhà tâm lí học Mỹ David Wechsler (1955) đề xuất công thức mới để tính chỉ số trí tuệ:

IQ = [(X – Xtb) / d] x 15 + 100

Trong công thức trên, X là điểm trắc nghiệm của cá nhân, Xtb là điểm trung bình cộng của nhóm nghiệm thể, d là độ lệch điểm trắc nghiệm của nhóm.

Với công thức trên, D. Wechsler hy vọng khắc phục được các hạn chế của công thức tính chỉ số trí tuệ do V.Stern xây dựng.

Ngày nay trong đo lường trí tuệ người ta vẫn thường dùng cả hai công thức tính nêu trên.

Điểm cần lưu ý ở đây là dù xác định chỉ số IQ theo V.Stern hay D.Wechsler, thì trong mọi trường hợp đều phải tính đến độ ổn định của nó. Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX tồn tại phổ biến quan niệm khả năng trí tuệ của mỗi người được quy định bởi gen và được ổn định trong thời gian dài. Chỉ số IQ phản ánh được khả năng và độ ổn định đó. Nghĩa là một đứa trẻ 5 tuổi có chỉ số IQ = 120, thì hy vọng chỉ số này sẽ được duy trì trong các đợt kiểm tra khi 10, 15 hay 20 tuổi. Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu đã phủ nhận quan điểm trên. Kết luận chung ở đây là IQ chỉ là con số phản ánh kết quả đo nghiệm của một nghiệm thể so với các nghiệm thể khác trong cùng một nhóm mẫu, tại một thời điểm đo xác định. Theo R.Shaffer (1992) chỉ số IQ không phải là một chỉ dẫn về tiềm năng tuyệt đối của một người đối với việc học hay khả năng trí tuệ. Nó chỉ là một ước tính về sự thực hiện trí tuệ của một người làm bài kiểm tra tại một thời điểm nhất định. Sự ước tính này có thể (hoặc không) là một chỉ dẫn tốt cho nhà nghiên cứu. Nó tuyệt nhiên không phải là hằng số, không phải là cái mác dán lên trí tuệ của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Trí tuệ cá nhân không ngừng phát triển theo sự phát triển hoạt động của chủ thể. Vì vậy, một chỉ số trí tuệ tin cậy phải phản ánh được sự phát triển đó. Thực ra, chỉ số IQ giống như nhiệt độ của bệnh nhân đối với người thầy thuốc, nó cung cấp dấu hiệu của bệnh chứ không khẳng định sự vĩnh viễn của bệnh. Việc lầm tưởng (vô ý hay cố ý) đều mang lại hậu quả tai hại trong việc chẩn đoán trí tuệ cá nhân.Tạo ra định kiến phân biệt bất bình đẳng trí tuệ, dẫn đến các kết luận phi khoa học. Trong đa số trường hợp sự biến đổi điểm số IQ gợi ý đến vai trò của sự thay đổi môi trường sống đối với sự phát triển trí tuệ trẻ em.

Một khía cạnh khác cần quan tâm khi sử dụng chỉ số IQ đối với trẻ nhỏ tuổi. Trong thực tiễn, trẻ nhỏ tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi), trí khôn còn rất sơ đẳng. Ở lứa tuổi này sự phát triển chủ yếu diễn ra trên bình diện Tâm-vận động và với tốc độ nhanh, biến động lớn. Vì vậy, với đối tượng này, người ta ít dùng chỉ số IQ. Để phản ánh được tốc độ, nhịp độ và mức độ phát triển của trẻ dưới 3 tuổi, người ta

thường dùng chỉ số phát triển DQ (Developmental quotient), là sự đo lường về mức độ thực hiện của một đứa trẻ về lịch trình phát triển của nó có liên hệ tới sự thực hiện của các trẻ khác ở cùng độ tuổi. Về phương diện trắc nghiệm, hầu hết các trắc nghiệm trí tuệ, có sử dụng chỉ số IQ, thường được tiến hành với đối tượng trẻ em từ 3-4 tuổi trở lên, còn dưới 3 tuổi thường tiến hành bằng các trắc nghiệm đo Tâm – vận động và được xác định qua chỉ số DQ. Ngoài ra, khi xác định chỉ số IQ của một cá nhân cần đặt nó trong mối tương quan với chỉ số EQ của cá nhân đó. Sự kết hợp này trong đo lường thường có độ tin cậy cao, dẫn đến việc tuyển chọn và sử dụng nhân lực có hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)