Hạn chế của phương pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 118 - 120)

c. Các bước hình thành hành động trí tuệ của trẻ

5.1.3.2. Hạn chế của phương pháp trắc nghiệm

Mặc dù có nhiều ưu điểm trong đo lường trí tuệ, những trắc nghiệm cũng bộc lộ những hạn chế nhất định:

1. Hạn chế phổ biến của phương pháp trắc nghiệm là chỉ chú ý tới kết quả các bài tập do nghiệm thể độc lập thực hiện, không có sự hợp tác của nhà nghiên cứu và ít quan tâm đến quá trình nghiệm thể làm các bài tập đó. Vì vậy, trắc nghiệm đã không phản ánh được bản chất và xu hướng phát triển của trí tuệ cá nhân. Cả G.Piagie, L.X.Vưgotxki và nhiều nhà tâm lí học lớn đã chỉ ra hạn chế này của trắc nghiệm. Ngay từ khi còn là trợ lí cho A.Binet và Simon trong việc chuẩn hoá các trắc nghiệm trí tuệ, G.Piagie đã nhận thấy trắc nghiệm chỉ quan tâm tới kết quả giải các bài tập của trẻ em, mà không để ý tới cách chúng thực hiện các bài tập đó. Quan sát, phân tích các câu trả lời của trẻ, G.Piagie tin rằng điều quan trọng đối với nhà nghiên cứu không phải là kết quả của lời giải. Vì vậy, ông cho rằng nếu chỉ sử dụng các trắc nghiệm của A.binet và Simon thì sẽ rất khó phản ánh được bản chất của trí tuệ trẻ em.

Ở góc độ khác, phân tích cách tiến hành các trắc nghiệm của A.Binet và Simon, L.X.Vưgotxki nhận thấy những trắc nghiệm này phần lớn sử dụng phương pháp cho trẻ em độc lập giải quyết các bài tập và qua việc tăng dần độ khó của chúng để xác định mức độ trí tuệ của trẻ. Nguyên tắc của các trắc nghiệm này là không được có sự hợp tác giữa nghiệm thể nguyên tắc này là các bài tập trẻ giải quyết định nhờ sự hợp tác của nghiệm viên thì sẽ không có ý nghĩa phản ánh trí tuệ của chúng. Cơ sở của nguyên tắc này là các bài tập trẻ giải quyết được nhờ sự hợp tác của nghiệm viên thì sẽ không có ý nghĩa phản ánh trí tuệ của chúng. Theo L.X.Vưgotxki, đây là quan niệm sai. Ông cho rằng, các trắc nghiệm như vậy mới chỉ nhằm vào phát hiện mức độ hiện thời của sự phát triển. Do đó, nó chỉ cho biết quá khứ và kết quả hiện tại mà không dự báo được xu hướng phát triển của trí tuệ, tức là không chỉ ra được vùng phát triển gần nhất trong trí tuệ của trẻ. Phương pháp đo lường như vậy cần nhưng chưa đủ.

của trí tuệ, còn bỏ qua nhiều yếu tố tâm lí khác. Vì vậy, một kết quả trắc nghiệm tốt (một chỉ số IQ cao) chưa hẳn là đảm bảo chắc chắn cho trẻ thành công trong trong những tình huống tương ứng trong thực tiễn

3. Các bài tập trắc nghiệm phần lớn nhằm vào đo lường những yếu tố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tư duy, là những yếu tố dễ thay đổi và phát triển trong quá trình hoạt động và học tập của trẻ. Vì vậy, kết quả thực hiện các bài tập này không thể được coi là ổn định, cố định, đại diện cho năng lực trí tuệ của trẻ em. Vì vậy, việc sử dụng trắc nghiệm thiếu thận trọng dễ dẫn đến đánh tráo đối tượng nghiên cứu. Trắc nghiệm được sử dụng tràn lan sẽ tạo ra hiện tượng "nhờn" đối với nghiệm thể. Nếu lạm dụng trắc nghiệm đo lường, biến nó trở thành phương tiện huấn luyện phục vụ cho mục đích đánh giá, sẽ phương hại đến sự phát triển trí tuệ và làm giảm giá trị thực của trắc nghiệm

Như vậy, việc phân tích những vấn đề chủ yếu của phương pháp trắc nghiệm cũng như ưu điểm và hạn chế của nó đã cho thấy phạm vi sử dụng của phương pháp này trong việc nghiên cứu, chẩn đoán trí tuệ nói riêng, nhân cách nói chung của trẻ em. Trắc nghiệm là phương tiện tốt để nhà nghiên cứu đánh giá nhanh chóng và khái quát trình độ trí tuệ của cá nhân tại một thời điểm nhất định. Nhưng để chẩn đoán đầy đủ bản chất và sự phát triển của các chức năng tâm lí này, thì một mình phương pháp trắc nghiệm chưa đủ, cần thiết phải phối hợp giữa nó với các phương pháp khác.

TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC

5.2.1.Phương pháp lâm sàng tâm lí

Một phần của tài liệu Tâm lý học trí tuệ Phan Trọng Ngọ (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)